Hãy tưởng tượng kịch bản nếu số lượng người xem Siêu cúp Bóng bầu dục giảm 25%! Theo dữ liệu do Nielsen tổng hợp, các mạng truyền hình đưa tin về chiến thắng lịch sử của cựu Tổng thống Trump trước Phó Tổng thống Harris đã chứng kiến lượng người xem sụt giảm như vậy.
Nhưng đêm bầu cử chỉ là đỉnh điểm của một mùa chính trị phản ánh khả năng duy trì tầm ảnh hưởng ngày càng khó của các tổ chức truyền thông truyền thống, do sự trỗi dậy của truyền thông kỹ thuật số đang làm xói mòn vị thế của họ.
Tờ Los Angeles Times đưa tin, ngày nay, khán giả trẻ lấy thông tin thông qua TikTok, YouTube, hay X của Elon Musk, không mấy quan tâm những cách truyền thống như các chương trình truyền hình cáp và tin tức thời sự buổi tối, đặc biệt là những người trẻ thường không đăng ký mua truyền hình cáp.
Ông Trump phần lớn tránh xa các phương tiện truyền thông chính thống, thay vào là ủng hộ các cuộc phỏng vấn dài với các diễn viên hài như Theo Von và Joe Rogan, hay như podcaster Rogan nổi tiếng cuối cùng đã ủng hộ cựu tổng thống này. Trong khi Harris hay được giới thiệu trên các podcast nổi tiếng như Call Her Daddy do Alex Cooper chủ trì, hay như All the Smoke của các cựu cầu thủ NBA Matt Barnes và Stephen Jackson.
Sự phổ biến của podcast là nối tiếp xu hướng tin tức trên truyền hình cáp, nơi người xem ưa thích những bình luận viên được công luận coi là “người chuẩn mực”. Nhưng trong bối cảnh sụt giảm chung về lượng người xem truyền hình, hai mạng được xem nhiều nhất trong đêm bầu cử là Fox News bảo thủ và MSNBC cấp tiến.
“Một người phụ trách kênh truyền hình (giấu tên) lưu ý rằng các chương trình mang tính cá nhân hóa như Joe Rogan là minh chứng cho sự thay đổi của ngành theo hướng ‘định hướng cá tính’ thay vì ‘định hướng tin tức’.”
Trong bối cảnh đó, đi cùng xu thế khi các ấn bản giấy đang dần bị loại bỏ, các tờ báo đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục người dùng trả tiền cho nội dung số của họ. Các cuộc thăm dò của Gallup cho thấy niềm tin của công chúng vào truyền thông dòng chính đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Các tổ chức tin tức truyền hình vẫn đang tìm hiểu tác động từ sự trở lại của Trump, họ có thể đang suy tính việc họ dành 4 năm tiếp theo để đưa tin như thế nào về một tổng thống vốn thù địch với truyền thông dòng chính truyền thống. Vấn đề này sẽ có nhiều câu trả lời hơn trong những tuần tới khi các tổ chức tin tức sắp xếp lại nhiệm vụ của phóng viên trước những thay đổi của chính quyền mới. Một số người đưa tin và bình luận viên bảo thủ thậm chí có thể gia nhập chính quyền mới của Trump.
Nếu chính quyền Trump đưa ra các chính sách mới, có thể trong thời gian ngắn giúp tăng lượng người xem và độc giả. Chiến thắng của ông Trump vào năm 2016 đóng vai trò là chất xúc tác thúc đẩy bùng nổ trong ngành tin tức, dẫn đến tăng trưởng về người theo dõi và doanh thu đăng ký. Tuy nhiên, trong môi trường truyền thông ngày càng bị phân mảnh, thì khả năng thịnh vượng như vậy có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, hoạt động đưa tin khó có thể là mô hình kinh doanh bền vững.
Viện trưởng Neil Brown của Viện Nghiên cứu Poynter chuyên về văn hóa truyền thông, cho biết: “Sự nổi lên của ông Trump có thể là một cách để thu hút người xem, nhưng đó không phải là cách để giữ chân họ trừ khi tìm ra cách phục vụ họ bền vững”.
Roland Martin, cựu bình luận viên của CNN hiện đang điều hành hãng truyền thông kỹ thuật số Black Star Network, tin rằng giới truyền thông đang mong chờ một thời kỳ “chu kỳ tin tức tăng tốc”.
Một số quản lý hãng tin cho rằng có lẽ như một dấu hiệu hy vọng, rằng chính quyền Trump ban đầu sẽ tập trung nhiều hơn vào chính sách mà không phải vấn đề phong cách cá nhân. Chủ tịch công ty quan hệ công chúng Purple Strategies và cựu cố vấn chính trị của Đảng Cộng hòa, ông Alex Castellanos cho biết: “Nếu Trump kiểm soát Hạ viện và Thượng viện, hai năm đầu tiên của ông ấy có thể sẽ rất bận rộn”.
Trong quá trình tranh cử, ông Trump đã hứa sẽ thực hiện những cải cách sâu rộng, bao gồm trục xuất hàng loạt người nhập cư bất hợp pháp và bổ nhiệm Robert F. Kennedy, một người chỉ trích vắc-xin và nước có fluoride, vào các vị trí y tế công cộng.
Cựu chủ tịch CBS News là Andrew Hayward hiện là cố vấn truyền thông chỉ ra: “Nhiệm kỳ tới này [của ông Trump] sẽ không như lần trước gây tập trung quá mức [vào phong cách cá nhân], việc đưa tin sẽ tập trung nhiều vào giá trị tin tức hơn”.
Nhiều chuyên gia tin rằng biểu hiện mạnh mẽ của ông Trump phản ánh những vấn đề sâu sắc hơn. Các tổ chức truyền thông lớn ở Washington tập trung quá nhiều vào việc thăm dò ý kiến và bình luận chính trị, mà chưa chú trọng lắng nghe tiếng nói thực sự của cử tri. Trừ các kênh cánh hữu, các phương tiện truyền thông dòng chính ít chú ý đến áp lực chi phí sinh hoạt đối với tầng lớp lao động khi nền kinh tế phục hồi.
Các phương tiện truyền thông dòng chính cũng không nắm bắt kịp thời sự thay đổi đối với ông Trump của cử tri gốc Mỹ Latin. Cựu bình luận viên của CNN Martin lưu ý rằng việc thiếu các phóng viên hoặc quản lý truyền thông người gốc Mỹ Latin trong các tổ chức truyền thông đã dẫn đến thực trạng, ông cũng chỉ trích giới truyền thông đã phóng đại thông tin về việc cử tri da đen quay sang ủng hộ ông Trump.
Fox News từng bị chỉ trích vì đưa tin về vấn đề nhập cư ở biên giới Mỹ -Mexico, nhưng vấn đề này lại trở thành tâm điểm trong cuộc bầu cử năm 2024, cho đến khi làn sóng người nhập cư tràn đến các thành phố lớn như New York mới thu hút được sự chú ý của các phương tiện truyền thông khác.
Trước đây, dư luận thường chỉ trích cho rằng truyền thông doanh nghiệp thiếu khả năng đi sâu vào cộng đồng hoặc tập trung vào các vấn đề rộng hơn, việc giải quyết vấn đề này càng trở nên khó khăn hơn khi doanh thu sụt giảm và áp lực cắt giảm chi phí ngày càng tăng. Cựu chủ tịch CBS Hayward nói: “Chúng ta ở trong một thế giới không ngừng thay đổi, thật không may đây cũng là thời đại nguồn lực hạn chế, điều đó có nghĩa là chúng ta phải tập trung về cách tạo ra nét độc đáo khác biệt”.
Ngoài vấn đề cạnh tranh ngày càng gia tăng, các công ty truyền thông đang chứng kiến các nhà quảng cáo trở nên thận trọng hơn khi đặt quảng cáo trong các chương trình tin tức, do ác cảm với những lời lẽ gay gắt và chia rẽ trong một môi trường chính trị phân cực. Scripps News cho biết đó là một trong những lý do khiến hãng đóng cửa dịch vụ tin tức 24 giờ.
Việc sử dụng truyền thông của các ứng viên (giữa Trump và Harris) đã thay đổi đáng kể trong bầu cử Tổng thống Mỹ lần này, họ không mấy hăng hái trong xuất hiện trên truyền thông dòng chính. Joshua Darr, thành viên cấp cao tại Viện Dân chủ, Báo chí và Quyền công dân của Đại học Syracuse, cho biết: “Các ứng cử viên có quyền kiểm soát chưa từng có đối với các phương tiện truyền thông truyền thống, họ bỏ qua hoặc giới hạn thời gian phỏng vấn”.
Hayward nói thêm rằng trong bối cảnh có nhiều kênh để tiếp cận cử tri thì việc ứng viên hạn chế tiếp cận các phương tiện truyền thông dòng chính sẽ không có vấn đề gì, hãy xem cuộc phỏng vấn của Rogan với Trump đã nhận được gần 40 triệu lượt xem trong 3 ngày đầu tiên phát hành trên YouTube.
Dĩ nhiên dù lòng trung thành với các phương tiện truyền thông truyền thống giảm sút, nhưng những thương hiệu vẫn có sức ảnh hưởng. Bà Harris cũng chọn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông truyền thống như The View, CNN và Fox News, đồng thời được truyền thông địa phương ở các bang xung đột phỏng vấn, thu hút sự chú ý của hàng triệu người xem. Brown của Viện Poynter lưu ý: “Phương tiện truyền thông truyền thống vẫn quan trọng, kết quả bầu cử này không thay đổi điều đó. Tôi tin với uy tín và kết nối cộng đồng, truyền thông truyền thống là không thể thay thế”.
Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định về mức hưởng bảo…
Theo số liệu thống kê sơ bộ do Tổng cục Hải quan công bố mới…
Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến từ năm…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hé lộ một thông báo "lớn" vào tối…
Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm thứ Năm (14/11) đã công bố rằng ông…
Lý Tử Thất (Li Ziqi) đã trở lại vào thứ Ba (12/11) sau 3 năm…