BBC: Nạn nhân trong các trại tập trung ở Trung Quốc bị hãm hiếp và tra tấn

BBC đưa tin những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan, và những người dân tộc thiểu số khác sống sót sau các trại tập trung ở Trung Quốc cho biết phụ nữ thường xuyên bị các nhân viên đặc vụ chính quyền Trung Quốc tra tấn và hãm hiếp.

Theo một bài báo do BBC phát hành hôm thứ Tư (3/2), những người sống sót và nhân chứng cho biết họ đã chứng kiến hoặc cam chịu việc hãm hiếp. Họ kể lại việc [các nhân viên đặc vụ Trung Quốc] sử dụng roi điện để hãm hiếp và tra tấn phụ nữ.

Theo BBC, Trung Quốc đã vận hành các trại tập trung tại khu vực Tân Cương ít nhất là từ năm 2018. Chính phủ Mỹ ước tính rằng khoảng 2 triệu người vẫn đang bị giam giữ [trong các trại này]. Theo các bài báo của Breitbart, vào lúc đỉnh điểm các trại này có khả năng giam giữ lên đến 3 triệu người.

Trung Quốc tuyên bố các trại này là các trung tâm dạy nghề, nơi người dân tộc thiểu số học các kỹ năng. Tuy nhiên, những người sống sót nói với BBC rằng họ đã bị cưỡng hiếp một cách có hệ thống trong khi bị giam giữ. Cô Tursunay Ziawudun cho biết cô thường xuyên bị cưỡng hiếp tập thể.

Cô Tursunay Ziawudun nói với BBC rằng phụ nữ bị hãm hiếp “hàng đêm” và họ sẽ nghe tiếng la hét trong khi chờ đến lượt mình. Cô cho biết cô đã bị hãm hiếp bằng roi điện và bị cắn khắp thân thể. Cô nói: “Họ (nhân viên đặc vụ) không chỉ hãm hiếp mà còn cắn khắp người [nạn nhân], không biết được họ là người hay động vật nữa … Họ không chừa một chỗ nào trên thân thể, họ cắn khắp nơi để lại những vết hằn khủng khiếp. Thật ghê sợ khi nhìn vào [những vết hằn này).”

Qelbinur Sedik, một người dân tộc thiểu số Uzbekistan, nói với BBC rằng cô đã chứng kiến bốn loại tra tấn bằng điện: “ghế [điện], găng tay [điện], mũ [điện] và cưỡng hiếp hậu môn bằng gậy [điện].”

Cô Sedik là một giáo viên dạy tiếng Trung bị đưa vào các trại và bị cưỡng ép giảng bài cho những người bị giam giữ. Cô cho biết trại nữ bị “kiểm soát rất chặt chẽ” nhưng cô nhìn thấy những dấu hiệu của việc cưỡng hiếp. Cô đã hỏi một nữ cảnh sát trong trại về điều mà cô ấy biết. Nữ cảnh sát này đã nói với cô rằng “việc hãm hiếp đã trở thành văn hóa [trong trại].”

Nữ cảnh sát nói với cô Sedik: “Đó là hiếp dâm tập thể và cảnh sát Trung Quốc không chỉ hãm hiếp họ mà còn sốc điện họ. Họ phải chịu sự tra tấn kinh hoàng.”

Cô Gulzira Auelkhan, một phụ nữ Kazakhstan, nói với BBC rằng cô bị ép buộc cởi quần áo của nạn nhân và kiềm chế  họ trước khi họ bị tấn công.

Cô Auelkhan nói: “Công việc của tôi là cởi quần áo của họ [nạn nhân] lên đến thắt lưng và còng tay họ để họ không thể cử động. Sau đó tôi sẽ để những phụ nữ này trong phòng và một người đàn ông Trung Quốc hoặc một cảnh sát từ bên ngoài sẽ bước vào. Tôi ngồi im lặng cạnh cửa, và khi người đàn ông rời khỏi phòng, tôi sẽ đưa người phụ nữ đi tắm.

Đảng Cộng sản Trung đã nhiều lần bác bỏ những tố cáo này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cho biết hôm thứ Tư (3/2) sau khi BBC phát hành bài báo: “Người dân thuộc tất cả các nhóm dân tộc tại Tân Cương sống trong hòa bình và mãn nguyện, đoàn kết và hòa hợp, và … tất cả các quyền hợp pháp của họ được đảm bảo một cách hiệu quả. Bài báo của BBC về các cáo buộc xâm phạm quyền của phụ nữ tại Tân Cương mà mọi người đề cập không có cơ sở thực tế nào cả. Đơn giản là không có ‘trại cải tạo’”. 

Ông Vương gọi những người sống sót là “các diễn viên”. Hôm thứ Năm (4/2), ông Vương đã chia sẻ một kế hoạch tuyên truyền mà Bắc Kinh đã tổ chức tại Liên Hiệp Quốc có tên “Tân cương là một vùng đất tuyệt vời.” Ông Vương cho biết những người sống sót trong các trại tập trung đã thảo luận về cuộc sống hạnh phúc của họ ở các trại trong các video được phát tại sự kiện này.

Ông Vương nói: “Những người đại diện cho các học viên đã tốt nghiệp từ các trung tâm giáo dục và đào tạo nghề đã xuất hiện tại sự kiện này và kể những câu chuyện về việc họ đã bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cực đoan như thế nào và cuộc sống của họ đã thay đổi ra sao sau khi họ học các kỹ năng và tốt nghiệp từ các trung tâm này.”

Khi bị truy vấn lần nữa về các cáo buộc của BBC, ông Vương đã gọi các trại tập trung là “trường học”. 

Gia Huy (Theo Newsmax)

Xem thêm: 

Gia Huy

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Gia Huy

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

4 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

4 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

8 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

8 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

9 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

12 giờ ago