Hôm thứ Ba (20/4), ông Biden và bà Harris nói rằng việc tuyên cựu sĩ quan cảnh sát Minneapolis Derek Chauvin có tội “có thể là một bước tiến lớn trong hành trình hướng tới công lý ở Mỹ”. Hai người cũng cho rằng nước Mỹ có một “lịch sử lâu dài về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống” và gọi đó là “vết nhơ trong tâm hồn quốc gia”.
Hôm thứ Ba, hội đồng bồi thẩm đã tuyên bố ông Chauvin “có tội” với cả ba tội danh liên quan đến cái chết vào tháng 5 năm 2020 của George Floyd – người đàn ông da đen ở Minnesota.
Chauvin, 45 tuổi, bị buộc tội giết người không chủ ý cấp độ hai, giết người cấp độ ba và ngộ sát cấp độ hai.
Cái chết của Floyd đã gây ra các cuộc biểu tình trên toàn quốc vào mùa xuân và mùa hè năm ngoái, theo sau đó là hàng loạt các vụ cướp phá, bạo loạn.
Sau phán quyết, ông Biden và bà Harris đã có bài phát biểu tại Nhà Trắng.
Bà Harris phát biểu trước, cảm ơn bồi thẩm đoàn và gia đình Floyd, nói rằng phán quyết mang lại “một tiếng thở dài nhẹ nhõm” nhưng “không thể làm mất đi nỗi đau.”
Bà Harris nói: “Phán quyết này đưa chúng ta tiến thêm một bước nữa và thực tế là chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm. Chúng ta vẫn phải cải cách hệ thống.”
Bà nói thêm: “Nước Mỹ có một lịch sử lâu dài về phân biệt chủng tộc có hệ thống.”
Sau đó, ông Biden phát biểu, nói rằng vụ giết Floyd là “một luồng sáng ban ngày xé toạc những kẻ mù quáng để cả thế giới thấy sự phân biệt chủng tộc có hệ thống”.
“Phân biệt chủng tộc có hệ thống, đó là một vết nhơ trong tâm hồn dân tộc chúng ta,” ông Biden nói, bày tỏ sự cảm thông đối với “nỗi sợ hãi và chấn thương sâu sắc, nỗi đau đớn, kiệt quệ mà người Mỹ da đen và da nâu phải trải qua mỗi ngày.”
Ông Biden cho biết các cuộc biểu tình “đã đoàn kết mọi người thuộc mọi chủng tộc và mọi thế hệ trong hòa bình” và “đây có thể là một bước tiến lớn trong hành trình hướng tới công lý ở Mỹ.”
Ông Biden cũng ca ngợi các sĩ quan vì đã “làm chứng chống lại một sĩ quan đồng nghiệp”, nói rằng họ “nên được khen ngợi”, và bồi thẩm đoàn đã “thực hiện nghĩa vụ công dân của mình trong thời điểm bất thường, dưới áp lực phi thường.”
Harris, trong bài phát biểu của mình, đã đề cập Đạo luật Công lý George Floyd mà bà đã giới thiệu vào mùa hè năm ngoái để “buộc cơ quan thực thi pháp luật phải chịu trách nhiệm và xây dựng lòng tin giữa cơ quan thực thi pháp luật và cộng đồng.”
“Dự luật này là một phần di sản của George Floyd”, bà Harris nói, đồng thời thúc giục Thượng viện thông qua dự luật.
Ông Biden cũng nhắc đến dự luật, và kêu gọi Quốc hội hành động.
Hạ viện đã bỏ phiếu theo đảng phái vào tháng trước để thông qua Đạo luật Công lý George Floyd.
Dự luật này sẽ sửa đổi các tiêu chuẩn về chiến thuật và ứng xử của cảnh sát ở cấp liên bang.
Dự luật đang chờ được xem xét tại Thượng viện, nơi nó dự kiến sẽ vấp phải sự phản đối gay gắt từ các nhà lập pháp đang Cộng Hòa.
Ngay sau khi phán quyết được đưa ra vào chiều thứ Ba, ông Biden và bà Harris đã gọi điện cho gia đình Floyd, chúc mừng quyết định của bồi thẩm đoàn.
Trong cuộc gọi, bà Harris nói rằng “Đây là một ngày của công lý ở Mỹ.” “Anh ấy đã phải hy sinh rất nhiều và gia đình các bạn cũng vậy,” Harris nói.
“Chúng tôi sẽ đảm bảo di sản của anh ấy còn nguyên vẹn và lịch sử sẽ nhìn lại vào thời điểm này và biết rằng đây là một khoảnh khắc đáng nhớ”.
Xuân Lan (theo Fox News)
Xem thêm:
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…