Trung Quốc cần kiềm chế, không hành động mà cần đối thoại với người biểu tình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm thứ Bảy kêu gọi chính phủ Trung Quốc kiềm chế đối với các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
“Chúng tôi chắc chắn muốn thúc giục sự kiềm chế, không hành động, ngồi xuống và nói chuyện với người biểu tình để giải quyết những bất đồng”, ông Esper nói trong cuộc họp báo tại Paris.
“Trong khi các nước ngày càng phụ thuộc vào đầu tư và thương mại của Trung Quốc, họ ngày càng dễ bị cưỡng ép và trả thù khi có những hành động mà Bắc Kinh không ưa. Một điều tối quan trọng đối với tất cả các nước là phải có quyết định thật sáng suốt về mối quan hệ của họ với Trung Quốc”.
Trước đó tại Anh Quốc, ông Esper đã ám chỉ Trung Quốc đã thất hứa về việc duy trì tự do và dân chủ cho Hồng Kông sau khi nhận lại từ Anh:
“Chúng ta đều chứng kiến điều gì đang xảy ra với những người dám lên tiếng phản đối Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hồng Kông”, ông Esper nói hôm thứ Sáu (6/9) khi đang công du ở Anh.
“Tôi đã ở đó trong sự kiện chuyển giao năm 1997 khi nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ được xác lập – Tôi muốn hỏi các bạn: chiểu theo những gì chúng ta đang chứng kiến ở Hồng Kông hôm nay, Trung Quốc có giữ lời hứa của mình hay không?”
Trong ngày hôm qua (8/9), căng thẳng lại dâng lên ở sân bay và các ga tàu điện ngầm ở Hồng Kông khi cảnh sát quyết tâm đẩy lùi người biểu tình đang cố phong tỏa sân bay. Hàng trăm người biểu tình tức giận, nhiều người đeo khẩu trang, hội tụ về một ga tàu điện ngầm ở khu vực Tung Chung gần sân bay. Họ hô vang những khẩu hiệu và gọi cảnh sát là “kẻ giết người” vì điều mà họ cáo buộc là hành động tàn bạo đối với người biểu tình suốt ba tháng qua.
Báo chí ghi nhận có ít người biểu tình đổ ra đường hơn sau một ngày lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam hủy bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ, động thái xuống nước nhằm chấm dứt biểu tình. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo biểu tình tuyên bố họ sẽ không dừng lại cho đến khi 5 đòi hỏi của họ được giải quyết, trong đó có yêu cầu bầu cử tự do và điều tra bạo lực cảnh sát đối với người biểu tình.
Các cuộc biểu tình trên khắp đường phố Hồng Kông khởi đầu vì chống luật dẫn độ đã mở rộng thành lời kêu gọi bảo vệ dân chủ và tự do cho thành phố này.
Trần Minh
Xem thêm:
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…