Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nhận định, rất nhiều công việc trước đại dịch, cụ thể là trong các lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ tại Hoa Kỳ, có thể sẽ không bao giờ quay trở lại.
Hôm thứ Năm (1/7), Bộ Lao động Mỹ đã công bố báo cáo mới cho thấy, số đơn khai báo thất nghiệp mới đã giảm xuống mức 364.000 trong tuần này. Tuy nhiên, dữ liệu cũng phản ánh thực trạng gần 3,5 triệu người Mỹ đang nhận trợ cấp thất nghiệp của tiểu bang.
Bộ trưởng Raimondo nhấn mạnh với CNBC hôm thứ Năm (1/7): “Tôi nghĩ vấn đề thực sự là rất nhiều công việc mà chúng ta bị mất là những loại công việc, ví dụ, trong các ngành bán lẻ hoặc dịch vụ, có thể không quay trở lại hoặc có thể không quay trở lại với số lượng như trước.”
Bà nói thêm: “Và vì vậy, điều đó có nghĩa là, chúng ta phải thúc đẩy việc học nghề, đào tạo công việc và nâng cao kỹ năng.”
Một báo cáo về việc làm trong tháng 6 cũng cho thấy Hoa Kỳ đã có thêm 850.000 việc làm trong tháng 5, vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích vốn dự đoán sẽ có 706.000 việc làm mới được tạo ra.
Theo báo cáo việc làm hàng tháng, trong tháng 6, ngành bán lẻ có thêm 67.000 việc làm mới, trong khi các nhà hàng và quán bar bổ sung 194.000 việc làm mới.
Hôm thứ Sáu (2/7), ông Joe Biden tuyên bố rằng việc tuyển dụng nhân sự là một tiến triển đáng hoan nghênh.
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden tuyên bố: “Đây là tiến triển mang tính lịch sử, đưa nền kinh tế chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong 100 năm, một phần là nhờ tiến triển đầy ấn tượng của chúng ta trong việc tiêm chủng cho quốc gia của mình và việc đẩy lùi đại dịch cũng như những yếu tố khác trong Kế hoạch Cứu trợ Hoa Kỳ (American Rescue Plan).”
Ngành sản xuất Mỹ đã tạo ra thêm 15.000 việc làm, một con số khá khiêm tốn. Tuy nhiên, các nhà máy lắp ráp xe có động cơ đã giảm 12.300 việc làm. Tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu đã buộc một số nhà sản xuất xe ô-tô của Mỹ phải cắt giảm sản lượng. Các ngành sản xuất khác của Hoa Kỳ cũng đang vật lộn với tình trạng thiếu nguyên liệu và công nhân.
Tổng số tiền lương trong ngành xây dựng đã giảm trong tháng thứ ba liên tiếp. Mặc dù lĩnh vực này vẫn được hỗ trợ bởi nhu cầu về nhà ở tăng cao, nhưng việc khan hiếm công nhân và nguyên liệu thô đắt tiền như gỗ làm khung đang cản trở ngành xây dựng nhà ở.
Điều này xảy ra sau khi các nhà kinh tế và doanh nghiệp chỉ trích việc gia hạn các khoản trợ cấp thất nghiệp của liên bang được cho phép lần đầu tiên vào tháng 3/2020 đã gây cuộc khủng hoảng lao động. Một số tiểu bang do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã chấm dứt chương trình trợ cấp của liên bang, bao gồm cả khoản trợ cấp bằng ngân phiếu trị giá 300 đô la mỗi tuần của chính phủ liên bang bởi vì những nhà chỉ trích biện pháp này lập luận rằng các doanh nghiệp không thể tìm được công nhân để thuê.
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức 5,9% trong tháng 6 từ mức 5,8% của tháng 5. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục bị tính thiếu bởi vì nhiều người tự phân loại sai bản thân là “được thuê nhưng không đi làm”. Nếu không có sự phân loại sai này, tỷ lệ thất nghiệp sẽ phải là 6,1% trong tháng 6.
Gia Huy (Theo The Epoch Times)
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…