Thế Giới

Bóng dáng của ĐCSTQ đằng sau tổ chức lừa đảo ở Myanmar

Sự biến mất bí ẩn của nam diễn viên Trung Quốc Đại Lục Vương Tinh ở Thái Lan một lần nữa khiến các tổ chức khủng bố lừa đảo điện tử ở miền bắc Myanmar trở thành tâm điểm chú ý. Nhiều cư dân mạng trong và ngoài Trung Quốc đã tiết lộ về hệ sinh thái của các tổ chức khủng bố người Hoa ở Myanmar: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là ngọn nguồn của tội ác.

Việc giải cứu nam diễn viên Trung Quốc Vương Tinh (đầu tiên từ trái sang) đã truyền cảm hứng cho người dân Hồng Kông đến Lãnh sự quán Thái Lan cầu cứu, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người rằng vẫn còn nhiều khu vực lừa đảo ở Myanmar đang chờ được giải cứu. (Ảnh chụp màn hình TV và hình ảnh Weibo)

Tổ chức khủng bố lừa đảo qua điện thoại ở miền bắc Myanmar sử dụng số điện thoại của nhà mạng Trung Quốc

Nhóm tội phạm ở miền bắc Myanmar không chỉ là ổ lừa đảo, mà còn có lực lượng vũ trang hùng hậu ở miền bắc Myanmar. Các hành vi phạm tội bao gồm buôn bán người, bắt cóc, cưỡng hiếp, tống tiền, giam giữ và buôn bán nội tạng, v.v.

Được biết, hầu hết nạn nhân của tổ chức lừa đảo ở miền bắc Myanmar đều là cư dân Trung Quốc, và hầu hết đều bị dụ dỗ lừa đảo đến hoặc thậm chí bị bắt cóc.

Có ít nhất 1.000 công viên ở phía bắc Myanmar và Myawaddy, và hơn 100.000 người thực hiện hành vi lừa đảo viễn thông mỗi ngày. Mạng internet và nguồn điện được sử dụng đều do các công ty Trung Quốc xây dựng.

Công ty con của China Unicom là China Unicom (Hong Kong) Limited đã trở thành nhà cung cấp cho khu vực Myawaddy (là thành phố thuộc bang Kayin nằm ở phía đông nam Myanmar, gần sát biên giới Thái Lan). Vào năm 2020, công ty này từng công khai thông báo mời thầu cho việc thuê thiết bị tại các phòng máy ở Myawaddy. Ngoài ra, khu công nghiệp KK được xây dựng và phát triển bởi Tập đoàn Công nghiệp nặng Miền Bắc của Trung Quốc.

Công ty Lưới điện Miền Nam Trung Quốc đang xây dựng một nhà máy thủy điện ở Myanmar để thực hiện nguồn cung cấp điện liên tục 24 giờ.

Sáng kiến ​​“Một vành đai, Một con đường” của ĐCSTQ do Tập đoàn China Zhongzhi và “Đặc khu kinh tế Thành phố mới châu Á -Thái Bình Dương Shwe Kokko” (cũng là tiền thân của KK Park) cùng phát triển. Dự án có diện tích 1300 mẫu (tương đương khoảng 866.666 mét vuông), bao gồm các khách sạn hạng sao, cơ sở hạ tầng, khu tài chính thương mại, khu văn phòng hành chính và ký túc xá nhân viên, tổng vốn đầu tư là 500 triệu USD.

Công cụ cơ bản nhất được tổ chức lừa đảo điện tử ở Myanmar sử dụng là số điện thoại di động. Người ta đặt câu hỏi: 3 nhà mạng lớn của Trung Quốc đều áp dụng hệ thống tên thật, vậy làm thế nào mà hàng triệu thẻ điện thoại lại chảy ra nước ngoài? Làm thế nào nó vượt qua được quá trình xác minh đăng ký và cuối cùng được đưa vào mạng liên lạc trong nước Trung Quốc? Lẽ nào China Mobile, China Unicom và China Telecom là đồng phạm lừa đảo sao? Nếu họ muốn xóa bỏ lừa đảo điện tử không phải là dễ như trở bàn tay hay sao? 

Cựu tổng biên tập Global Times Hồ Tích Tiến mới đây đã đăng một bài viết nói rằng các tổ chức lừa đảo điện thoại có thể lấy được công cụ cơ bản nhất để thực hiện hành vi phạm tội – số điện thoại di động, mặc dù 3 nhà mạng lớn của Trung Quốc đều áp dụng chế độ đăng ký danh tính thật. Vậy những thẻ SIM đó đã được chuyển ra nước ngoài như thế nào? Làm thế nào chúng có thể vượt qua bước xác minh đăng ký và cuối cùng được kết nối vào mạng viễn thông trong nước? Đây chính là điều mà công chúng đang băn khoăn. Ông cho rằng các nhà mạng như China Mobile cần phải đưa ra một phản hồi công khai về vấn đề này.

  • (Câu chuyện cụ thể xảy ra với Ngô Giai Kỳ, một cô gái 21 tuổi đến từ Vô Tích. Tối ngày 5/1, cô xuất phát từ sân bay Phố Đông Thượng Hải để đi du lịch Bangkok, Thái Lan. Đi cùng cô là một cô gái khác. Đến Bangkok vào khoảng 2:00 sáng, nhưng đến 3:00 chiều ngày 6/1, cô đã mất liên lạc. Tài xế nói rằng cô đã bị đưa đến Myawaddy, Myanmar. Cha cô sau đó đã tới Thái Lan để tìm con gái.)

Triệu Lan Kiện: 70.000 người bị bắt cóc ở Thái Lan mỗi năm

Ông Triệu lan Kiện (Zhao Lanjian), cựu phóng viên điều tra kỳ cựu ở Trung Quốc, hiện đang sống ở Mỹ, mới đây đăng trên mạng xã hội X rằng: Khu vực Myawaddy hoàn toàn là khủng bố chứ không phải lừa đảo viễn thông. Chính phủ ĐCSTQ đã cố tình làm nhầm lẫn khái niệm này. Tất cả người Trung Quốc bị bắt ở Myawaddy đều là nạn nhân chứ không phải người thực hiện hành vi gây hại (lừa đảo người khác) như Chính phủ ĐCSTQ mô tả.

Việc cưỡng chế thân thể và sát hại mạng sống gây ra mức độ phá hoại xã hội lớn hơn nhiều so với lừa đảo viễn thông. Quan điểm này đã được nhấn mạnh nhiều lần trong các cuộc phỏng vấn với giới truyền thông vào cuối năm 2023.

Chính sách “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến 70.000 người Trung Quốc bị bắt cóc ở Thái Lan mỗi năm.

Trung tâm Kinh tế Quốc tế Trung Quốc, cơ quan thiết kế kế hoạch vĩ mô tổng thể cho khu vực Myanmar về chính sách “Vành đai và Con đường”, có một trách nhiệm không thể trốn tránh. Mô hình phát triển công nghiệp khu vực như Công viên KK được Trung tâm Kinh tế Quốc tế Trung Quốc thiết kế năm 2017. Đây là một phần trong chính sách “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Khi tiếp xúc công việc với Trung tâm Kinh tế Quốc tế Trung Quốc, tôi được biết Trung tâm đang thiết kế một mô hình kinh tế để thực hiện “Vành đai và Con đường” ở Myanmar.

Mỗi năm có 70.000 người Trung Quốc bị bắt cóc từ Thái Lan sang Myanmar, thực tế xã hội này là sự thất bại hoàn toàn của chính sách “Vành đai và Con đường”.

Khoản đầu tư quốc tế quy mô lớn của Chính phủ ĐCSTQ đã trở thành một đòn giáng mạnh vào cuộc sống của chính người dân nước Trung Quốc. Sáng kiến “Vành đai và Con đường” không chỉ tiêu tốn một lượng tiền khổng lồ, mà còn gây ra tổn thất to lớn về nhân mạng của người dân trong nước Trung Quốc.

Đây là một thực tế xã hội rất méo mó. Một số tiền khổng lồ và rất nhiều mạng sống đã bị tiêu hao.

Hành vi ngu xuẩn của chính quyền ĐCSTQ là điều kiện tiên quyết dẫn đến việc Vương Tinh, Dương Trạch Kỳ và hàng chục ngàn người khác mỗi năm bị bắt cóc, bị nô dịch, bị cưỡng hiếp và bị mổ cướp nội tạng. Đây cũng là nguyên nhân căn bản khiến khu công nghiệp KK liên tục thực hiện những hành động tàn ác trong nhiều năm qua.

Vụ án diễn viên Trung Quốc Vương Tinh mất tích

Nam diễn viên Trung Quốc Vương Tinh mất liên lạc với gia đình sau khi sang Thái Lan đóng phim. 2 ngày sau khi anh mất tích, bạn gái anh đăng tải tin nhắn cầu cứu trên mạng xã hội Weibo, bài đăng nhanh chóng thu hút được nhiều sự chú ý.

Vào ngày 3/1, Vương Tinh biến mất ở thành phố biên giới Mae Sot của Thái Lan. Quận Myawaddy của Myanmar, chỉ cách thành phố Mae Sot một con sông, được kiểm soát bởi lực lượng vũ trang địa phương “Quân đội dân tộc Karen” (Karen National Army, KNA).

Theo truyền thông Thái Lan đưa tin, Vương Tinh được giải cứu vào ngày 7/1. Kể từ đó, một lượng lớn các trường hợp tương tự xin giải cứu đã xuất hiện trên mạng xã hội Đại Lục.

Cô Gia Gia (Jiajia) đăng trên Weibo rằng bạn trai Vương Tinh mất tích ở biên giới Thái Lan – Myanmar kể từ ngày 3/1. Với nghệ danh là “Tinh Tinh”, Vương Tinh đến Thái Lan để tham gia một dự án phim. Sau khi đến sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở Bangkok, anh đã lên một chiếc xe do người điều phối diễn viên sắp xếp.

Lời cầu cứu của Gia Gia nhanh chóng trở thành chủ đề nóng sau khi được một số nhân vật nổi tiếng ở Trung Quốc Đại Lục chia sẻ, trong đó có ca sĩ Trương Nghệ Hưng và và diễn viên Tần Lam.

Dưới áp lực dư luận, chính quyền Trung Quốc cho biết đã ủy thác Thái Lan tiến hành điều tra. Sau đó, cảnh sát Thái Lan tuyên bố rằng Vương Tinh đã được tìm thấy tại một thị trấn ở biên giới Thái Lan – Myanmar, nơi các băng nhóm lừa đảo qua mạng hoạt động. Vương Tinh được đưa về Thái Lan để lấy lời khai. Anh được cho là nạn nhân của nạn buôn người.

Vương Tinh nói với cảnh sát Thái Lan rằng có khoảng 50 công dân Trung Quốc bị mắc kẹt cùng chỗ với anh.

Cuộc giải cứu nhanh chóng và bí ẩn này đã làm dấy lên những nghi ngờ về số phận của những người vẫn bị mắc kẹt trong các trung tâm lừa đảo. Vụ án này đã khiến người ta ý thức được rằng ngành công nghiệp tội phạm lừa đảo viễn thông, thứ đã lôi kéo hàng chục ngàn người vào vòng xoáy tội ác, vẫn đang phát triển mạnh mẽ.

Gia đình của những công dân Trung Quốc có thể bị mắc kẹt trong các trung tâm lừa đảo đầu kiến ​​nghị kêu gọi chính phủ triển khai chiến dịch giải cứu rộng rãi hơn. Một sáng kiến mang tên “Kế hoạch Tinh Tinh về nhà” đã nhanh chóng được thiết lập và lan truyền trên toàn quốc (Trung Quốc). Đây là cơ sở dữ liệu trực tuyến về những người thân bị lừa gạt, nhằm thu hút sự chú ý và hỗ trợ từ cộng đồng. Theo BBC, tính đến thời điểm BBC đưa tin, đã có hơn 1000 trường hợp bị lừa sang các ổ nhóm lừa đảo viễn thông ở Myanmar được ghi nhận. Phóng viên BBC khi xem qua danh sách này nhận thấy độ tuổi của những người mất tích chủ yếu dao động từ 20 đến 40 tuổi, tuy nhiên cũng có trường hợp là trẻ vị thành niên hoặc người cao tuổi ngoài 60.

Theo báo cáo, cảnh sát Thái Lan đang điều tra vụ mất tích của một người mẫu Trung Quốc khác ở biên giới Thái Lan – Myanmar.

Vương Tinh là một trong số hàng vạn người bị mắc kẹt trong mạng lưới lừa đảo khổng lồ được giải cứu, và anh là một trong những người may mắn hiếm hoi.

  • Nội dung tweet: Nữ Thủ tướng Thái Lan đã phát biểu về vấn đề khu lừa đảo ở Myawaddy rằng: “Chỉ cần Trung Quốc ra lệnh, chúng tôi sẵn sàng giải cứu toàn bộ người Trung Quốc đang bị mắc kẹt tại miền Bắc Myanmar ngay lập tức!

Câu này chứa đựng lượng thông tin rất lớn. Thứ nhất, nó chỉ ra rằng tổ chức đứng sau các băng nhóm lừa đảo ở miền Bắc Myanmar chính là ĐCSTQ, hoặc là những người được ĐCSTQ ủy quyền. Thứ hai, Thái Lan trong vụ việc này luôn đóng vai trò “tay sai”, thực hiện theo chỉ thị của “ông trùm” đứng sau.

Người dân Trung Quốc bị ngược đãi, bị làm thương tổn đến chết

Khu vực phía bắc Myanmar giáp biên giới với Trung Quốc vẫn luôn trong tình trạng bất ổn. Một số lượng lớn các nhóm lừa đảo điện tử đã nhanh chóng xây dựng các điểm lừa đảo điện tử quy mô lớn. Họ chiêu mộ người vào các điểm lừa đảo thông qua việc tuyển dụng trả lương cao và tổ chức vượt biên, v.v., điên cuồng thực hiện tội phạm lừa đảo điện tử đối với công dân Trung Quốc. Trong mắt nhóm lừa đảo viễn thông phía bắc Myanmar, công dân Trung Quốc bị dụ đến miền bắc Myanmar là công cụ kiếm tiền quan trọng nhất của họ, và thậm chí nạn nhân còn được mua bán giữa các khu vực lừa đảo viễn thông khác nhau.

Theo báo cáo, tại miền Bắc Myanmar, người Trung Quốc bị gọi là “lợn con” và thậm chí được ví như “nhân dân tệ biết đi”. Từ các hành vi phạm tội lừa đảo điện tử đã phát sinh nhiều tội ác rùng rợn như giam giữ bất hợp pháp, bắt cóc, cưỡng hiếp, tống tiền, cố ý gây thương tích và giết người.

Ông Trương Xương Tuệ (Zhang Changhui), Phó đội trưởng Đội điều tra hình sự thuộc Cục Công an Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, cho biết: “Ví dụ, nếu ai đó [nạn nhân] liên lạc với thế giới bên ngoài qua điện thoại di động, họ [bọn tội phạm] sẽ dùng cây gậy như thế này để trừng phạt họ. Trong một vụ án, chúng tôi có một nạn nhân, người này bị đánh chết bằng một thanh thép vonfram.”

Ông Khâu Hâm (Qiu Xin) Đội trưởng Đội Điều tra Hình sự Công an thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, chỉ ra: Trong quá trình thẩm tra, một lượng lớn bằng chứng như vậy đã được tìm thấy, bao gồm tường cao, dây thép gai và hầm trú ẩn. Bên trong mỗi công viên đều có lan can sắt, khắp nơi đều có vết máu, có những chiếc lồng sắt lớn ở nhiều công viên”.

Dương Thiên Tư

Published by
Dương Thiên Tư

Recent Posts

EU xem xét loại trừ các nhà thầu thiết bị y tế Trung Quốc

Ngày 14/1, Ủy ban Châu Âu đã cáo buộc Trung Quốc hạn chế quyền tiếp…

52 phút ago

Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục bị đề nghị 12-13 năm tù

Ông Nguyễn Đức Thái bị đề nghị mức án 12 - 13 năm tù với…

2 giờ ago

Mỹ cấm ô tô kết nối mạng trong nước sử dụng linh kiện Trung Quốc và Nga

Bộ Thương mại Mỹ chính thức thông báo ô tô kết nối mạng trong nước…

2 giờ ago

Công an cảnh báo người dân cẩn trọng với các loại mã độc để tránh bị tấn công mạng

Công an vừa phát hiện nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội…

3 giờ ago

Vụ bé gái 4 tuổi bị người lạ đón: Hai giáo viên mầm non bị tạm đình chỉ

Hai giáo viên Trường Mầm non Thiên Hương (TP. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) bị…

3 giờ ago

Tàu metro Bến Thành – Suối Tiên gián đoạn lần 3, dừng vận hành gần 1 tiếng

Hệ thống tín hiệu cửa chắn ke ga tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên…

5 giờ ago