Brazil một lòng mong muốn thắt chặt bang giao với Bắc Kinh nhưng không có nghĩa Brazil sẽ ký kết gia nhập Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, ông Celso Amorim, cố vấn trưởng của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva cho biết vào hôm thứ Hai (28/10).
Ông Amorim phát biểu: “Chìa khóa là đồng bộ [phối hợp hiệu quả giữa hai bên để cùng tạo ra giá trị]. Điều này không giống như việc ký kết một hợp đồng bảo hiểm [khi người mua bảo hiểm có thể được bảo vệ mà không cần sự tương tác hay đồng bộ thực sự với công ty bảo hiểm]”.
Ông Amorim đã phát biểu nhận xét trên trong một cuộc phỏng vấn với tờ O Globo, tờ báo lớn nhất của Brazil, được xuất bản vào hôm thứ Hai (28/10).
Phát biểu của ông Amorim xuất hiện khi ngoại giới vẫn đang kỳ vọng Brazil sẽ gia nhập vào BRI sau nhiều năm đàm phán, và trước thềm chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc, tới Brazil vào tháng Mười Một nhân dịp hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro.
Hiện tại, Brazil là một trong ba quốc gia duy nhất ở Nam Mỹ chưa gia nhập BRI. Vào mùa hè vừa qua, Tổng thống Lula đã tuyên bố trước truyền thông rằng chính quyền của ông đã đề xuất một phương án để Brazil có thể gia nhập BRI.
Vào tuần trước, ông Amorim cùng ông Rui Costa, chánh văn phòng của Tổng thống Lula, đã công du đến Bắc Kinh, để thảo luận về phương án này.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn vào hôm thứ Hai (28/10), ông Amorim tiết lộ rằng cả Trung Quốc và Brazil vẫn chưa tiến tới giai đoạn ký kết một hiệp ước chung, mà vẫn đang ở giai đoạn tiếp tục đàm phán. Ông Amorim cũng không ngần ngại bày tỏ rằng việc Brazil chính thức gia nhập vào sáng kiến này sẽ không có lợi cho Brazil.
“Đây không phải là vấn đề gia nhập. Điều quan trọng là những dự án này phải do Brazil [tự chủ và phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của Brazil] và có thể được Bắc Kinh chấp thuận hoặc không”, ông Amorim nói.
Các chuyên gia ước tính rằng sáng kiến BRI của Trung Quốc đã đầu tư hơn 1 nghìn tỷ USD vào gần 150 quốc gia, đa số là các quốc gia đang phát triển, trong suốt 10 năm qua. Các chuyên gia cũng cảnh báo thêm rằng đầu tư song phương khiến các quốc gia đối tác dễ mắc nợ Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Cuộc phỏng vấn này diễn ra vài ngày sau khi bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, phát biểu tại một sự kiện ở thành phố São Paulo, Brazil, khẩn khoản kêu gọi giới lãnh đạo Brazil đánh giá kỹ càng rủi ro khi gia nhập sáng kiến BRI của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngay sau đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng chỉ trích phát biểu của bà Tai là “thiếu tôn trọng”.
Hiện tại, Brazil và Trung Quốc đang duy trì bang giao thương mại bền chặt, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản. Tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai quốc gia đạt gần 182 tỷ USD vào năm 2023, tăng 6,1% so với năm 2022.
Trung Quốc là thị trường quan trọng cho các mặt hàng xuất khẩu nông sản của Brazil, với tổng giá trị nông sản xuất khẩu từ Brazil sang Trung Quốc đạt 17,9 tỷ USD chỉ trong bốn tháng đầu năm 2024, theo Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil.
Vào đầu năm nay, Viện nghiên cứu Lowy tại Sydney cho biết rằng các dự án chính của BRI đã bị đình trệ, với mức chi tiêu thực tế của BRI thấp hơn một nửa so với những gì Bắc Kinh cam kết.
Tại Đông Nam Á, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đầu tư 29,6 tỷ USD từ năm 2015 đến năm 2021, thấp hơn con số 84,3 tỷ USD mà trước đây Trung Quốc đã hứa hẹn. Một số nhà quan sát cho rằng BRI đang dần trở thành một sáng kiến đầu tư thất bại tốn kém nhất của ông Tập. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Đảng Cộng Sản Trung Quốc, hiện đang đối mặt với khủng hoảng tài chính.
Theo báo cáo, Bắc Kinh vẫn chưa giải ngân hơn một nửa các khoản tài trợ cho các quốc gia đối tác do các dự án bị hủy bỏ hoặc thu hẹp, một phần do bất ổn chính trị, tham nhũng và quản lý yếu kém.
Các chuyên gia lưu ý rằng sáng kiến BRI thường khiến các quốc gia nhỏ mắc nợ Đảng Cộng Sản Trung Quốc, buộc các quốc gia này phải nhượng bộ về mặt tài chính, chính trị, tình báo, hoặc thậm chí quân sự cho Bắc Kinh.
Vào tháng Năm, trong một phiên điều trần tại Quốc hội về BRI, ông David Trulio, chủ tịch đồng thời giữ chức CEO của Quỹ Tổng thống Ronald Reagan, tiết lộ rằng quan hệ đối tác song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia đối tác trong BRI cũng đã đi kèm với điều khoản đàn áp nhân quyền.
“Với việc [các quốc gia đối tác] hội nhập sâu hơn vào [Trung Quốc] thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, điều này thực sự [khiến các quốc gia đối tác khó duy trì độc lập] trong việc thúc đẩy nhân quyền, vì Trung Quốc có thể dùng áp lực ép buộc [để kiểm soát những quốc gia đó]. Mối lo ngại nằm ở khả năng sử dụng kép, hoặc thậm chí, như chúng ta đã biết, sử dụng tam dụng. Một cảng thương mại có khả năng thu thập tin tình báo, hoặc thậm chí trong trường hợp xung đột xảy ra, có thể được sử dụng cho mục đích quân sự”, ông Trulio phát biểu.
Vào năm ngoái, Ý đã chính thức rút khỏi BRI, giáng một đòn nặng vào sáng kiến này vì Ý là quốc gia duy nhất nằm trong nhóm G7 đã đồng ý gia nhập BRI.
Tuy nhiên, bà Giorgia Meloni, Thủ tướng Ý, đã nói với các phóng viên rằng Ý từng mong đợi những lợi ích kinh tế, bao gồm tăng cường thương mại song phương với Trung Quốc, nhưng BRI “không đem lại kết quả như mong đợi”. Bà Meloni cũng cho biết rất nhiều quốc gia từ chối đặt bút ký kết gia nhập sáng kiến BRI vẫn có thể duy trì quan hệ thương mại song phương với Trung Quốc mà không cần gia nhập vào sáng kiến này.
The Epoch Times đã liên hệ với chính phủ Brazil để xác nhận phát biểu của ông Amorim nhưng không nhận được phản hồi vào thời điểm bài viết được công bố.
Catherine Yang/The Epoch Times
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…