Tiếp sau ngôn luận của ông Chung Nam Sơn, chuyên gia dịch tễ tại Trung Quốc Đại Lục rằng: “Virus ‘viêm phổi Vũ hán’ chưa hẳn đến từ Trung Quốc”, lại có một thuyết âm mưu khác chỉ hướng nguồn gốc virus về phía Mỹ. Dưới sự kích động của một kênh truyền thông tại Đài Loan, những thông tin liên quan được lan truyền như vũ bão trên Wechat. Tuy nhiên, bài viết của nhiều chuyên gia nổi tiếng lần lượt bác bỏ suy luận này là chắp vá “đoạn chương thủ nghĩa”, “mê hoặc lòng người”.
Gần đây, Vườn thực vật nhiệt đới Tây Song Bản Nạp (Xishuangbanna) thuộc Viện Khoa học Trung Quốc và Đại học Nông nghiệp Hoa Nam đã đệ trình một bài tiểu luận nói về một bài viết của Viện Khoa học Trung Quốc được công bố trên kênh China Xiv, cố gắng phân tích dữ liệu bộ gen của 93 mẫu virus corona mới từ 4 châu lục và 12 quốc gia, nhằm truy tìm nguồn gốc và con đường lây lan, phát tán của virus này.
Nghiên cứu phát hiện ra, mẫu virus này bao gồm 58 chủng đơn bội, và được phân thành “đời ông”, “đời cha” và “đời cháu”. Nhóm nghiên cứu bài viết phát hiện ra, những bệnh nhân liên quan tới chợ hải sản Hoa Nam, đơn bội của mẫu bệnh này đều là đời cháu và đời con cháu. Nói cách khác, bài viết cho rằng chợ hải sản không phải là nguồn gốc sinh ra virus. Nhóm nghiên cứu bài viết tiến hành truy tìm nguồn gốc của mẫu virus đơn bội “đời ông”, thì phát hiện ra, chúng bắt nguồn từ bệnh nhân tại Thâm Quyến (bệnh nhân đầu tiên tại Quảng Đông) và bệnh nhân tại bang Washington của Mỹ (bệnh nhân đầu tiên tại Mỹ).
Trên cơ sở của báo cáo, một kênh truyền thông của Đài Loan đã thực hiện một chương trình, đồng thời dẫn tư liệu về bản luận văn này, suy đoán một cách chắc chắn rằng nguồn gốc của virus ‘viêm phổi Vũ Hán’ là tại Mỹ. Thông tin được lan truyền như vũ bão trên các nhóm Wechat tại Đại Lục, lập tức thu hút cơn lốc dư luận, “thuyết quăng nồi” lại nổi lên, khiến rất nhiều chuyên gia không thể làm ngơ.
Ông Triệu Tự Mao, nghiên cứu viên Đại học Lan Châu, khi trả lời phỏng vấn của “Nhật báo Kinh Tế” tại Đại Lục, nhằm giúp độc giả ‘giải độc’ những thông tin liên quan trong bài tiểu luận này đã nói rằng không thể đưa ra kết luận nguồn gốc virus corona mới là ở Mỹ. “Căn cứ vào phân tích bộ gen, thì nguồn gốc của virus corona mới chắc chắn không phải ở chợ hải sản Hoa Nam. Nguồn gốc của nó rốt cuộc nằm ở đâu, còn cần những nhà nghiên cứu liên quan tiếp tục tìm kiếm. Tuy nhiên, căn cứ vào những nghiên cứu liên quan hiện nay, có lẽ vẫn nằm ở Vũ Hán.”
Ông Triệu Tự Mao nói, “Virus không ngừng biến thể, căn cứ theo báo cáo nghiên cứu của bài viết này, bệnh nhân nhiễm virus mang theo đơn bội H38 của Mỹ đã từng đi du lịch tới Vũ Hán, nên không thể tách rời khỏi khu vực Vũ Hán. Hơn nữa, số lượng những ca lây nhiễm virus tại Mỹ khá ít, virus phát tán khá chậm nên virus đột biến cũng chậm. Do vậy việc tìm được đơn bội “đời ông” cũng không có gì kỳ lạ. Vấn đề then chốt nhất là lượng mẫu quá ít, chỉ có 93 mẫu virus. Hơn nữa thời gian thu thập khá muộn, đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới kết quả phân tích.”
Ngoài ra, về thông tin kênh truyền thông Đài Loan đưa ra rằng “Dịch cúm tại Mỹ khiến 12.000 người tử vong, trong đó rất có khả năng là chết vì ‘viêm phổi Vũ Hán’”, ông Triệu Tự Mao cho biết, kiểu suy đoán không có số liệu và căn cứ này độ khả tín không đủ. Mặc dù triệu chứng lâm sàng của ‘viêm phổi Vũ Hán’ và cúm có những điểm tương đồng nhất định, hơn nữa, cả hai loại đều thuộc virus RNA, nhưng đây là hai chủng virus khác nhau, không hề có quan hệ thân thích, phương thức xét nghiệm cúm và corona mới cũng khác nhau.
“Nhân loại và virus cúm đã có lịch sử kết giao lâu dài. Việc xét nghiệm cúm đã vượt xa so với xét nghiệm virus corona mới. Chỉ cần xét nghiệm khuếch đại axit nucleic về cúm là đã có thể chẩn đoán một cách nhanh chóng. Do vậy, khả năng phán đoán sai là không nhiều,” ông Triệu Tự Mao cho biết.
Ông Vương Tuấn, Chủ tịch Công ty TNHH Công nghệ Sinh học GeneHarbor Hồng Kông, kiêm Giáo sư Đại học Trung Văn Hồng Kông, đã viết một bài đăng trong mục “Dòng thời gian” trên trang web tại Đại Lục, cho rằng luận điểm nguồn gốc của virus từ hải ngoại xâm nhập vào Trung Quốc không phù hợp với các nguyên tắc dịch tễ học và tình hình thực tế của bệnh viêm phổi này. Đồng thời ông lần lượt bác bỏ suy đoán của kênh truyền thông Đài Loan.
1. Trật tự thời gian điên đảo: Bệnh nhân tại Mỹ được nói đến trước khi phát bệnh đã từng tới Đại Lục, 4 người trong số họ đã từng tới Vũ Hán, chứ không phải sau khi phát bệnh. Sau khi phát bệnh họ cũng không quay lại Đại Lục.
2. Nhầm lẫn về mối quan hệ di truyền: Một số kênh truyền thông gọi virus mà bệnh nhân tại Mỹ mang theo được đề cập trong bài viết là đời “ông” hoặc “cha”. Kỳ thực điều này sẽ gây hiểu lầm. Cách nói chính xác hơn nên gọi virus mà bệnh nhân người Mỹ mang theo là “thế hệ trước”, ví như “ông họ”, “chú bác họ”. Bệnh nhân Vũ Hán được đề cập trong bài viết không phải là hậu duệ trực tiếp của những thế hệ trước này và virus không đến trực tiếp từ những “thế hệ trước” này.
Câu hỏi khó nhất cho vấn đề “virus được du nhập từ hải ngoại” là: Vì sao trong 54 mẫu virus tại Đại Lục không thể tìm thấy thế hệ trước của virus được phát hiện tại Mỹ?
Do vậy tác giả phân tích rằng một nguyên nhân có thể xảy ra là mẫu sai sót. Hiện giờ theo số liệu chính thức, đã có hơn 70.000 người lây nhiễm, đồng thời mang theo nhóm gen của vài virus, những trường hợp lây nhiễm phân tích thực tế lại càng ít, rất dễ khiến mẫu gặp sai sót, từ đó đưa kết luận sai lệch.
Tác giả tin rằng nguyên nhân rất có thể là do virus thế hệ trước bị thay thế/pha loãng bởi thế hệ sau đột biến, khiến khả năng lây nhiễm mạnh hơn, và trở thành thiểu số trong các ca bệnh hiện có, nên khó được lựa chọn trong khi nghiên cứu lấy mẫu. Hơn nữa, nếu Mỹ là nơi khởi nguồn của virus, sẽ rất khó giải thích sự khác biệt rất lớn giữa các chủng virus do 11 bệnh nhân ở Hoa Kỳ mang đến. Sự khác biệt này thậm chí vượt quá khoảng cách giữa họ và các trường hợp lây nhiễm ở Vũ Hán. Virus được tìm thấy ở Hoa Kỳ lây lan tới những nơi khác nhau, chẳng phải sẽ hợp lý hơn hay sao?
Đồng thời, tác giả chỉ ra rằng trong bản thảo chuẩn bị đưa đi in của bài viết này rất sơ sài, không thiếu những lỗi chính tả sơ đẳng.
Trong công cuộc bôi nhọ nước Mỹ bằng cách “giải thích” nguồn gốc virus, những người theo thuyết âm mưu đã đăng lại một lượng lớn ảnh chụp màn hình của đài truyền hình CNN của Mỹ, nói một cách rành mạch, rằng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng thừa nhận rằng virus đầu tiên có nguồn gốc từ Mỹ. Tuy nhiên, ảnh chụp màn hình video lại viết: “CDC Confirms First Coronavirus Case of ‘Unknown’ Origin in US”. Rất nhanh sau đó, những người Hoa thành thạo tiếng Anh đã nhìn ra lỗ hổng. Câu này có nghĩa là: “CDC xác nhận trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên tại Mỹ có xuất xứ ‘không rõ nguồn gốc’”.
“Thời Bình Quân”, kênh bình luận độc lập về thời sự và kinh tế tài chính lâu năm tại Đại Lục, viết rằng: “Thực ra là bắt nạt những người không biết tiếng Anh hoặc tiếng Anh không giỏi như chúng ta. Bởi lẽ nhìn sơ qua thì những từ đơn trong tiếng Anh dường như rất khớp, cứ như đúng vậy. Từ origin nghĩa là nguồn gốc, nhưng đứng trước origin lại là từ unknown, tổ hợp chúng lại với nhau có nghĩa là ‘không rõ nguồn gốc’, chứ không phải là ‘bắt nguồn từ’… Ôi xin, những người hiểu tiếng Anh bây giờ vẫn còn rất nhiều, dịch lung tung như vậy, kẻ mất mặt lại chính là những người theo thuyết âm mưu.”
“Thời Bình Quân” lại đưa ra luận điệu về một thuyết âm mưu khác: Trong thời gian diễn ra Thế vận hội quân sự, có 5 vận động viên, vì mắc bệnh truyền nhiễm từ hải ngoại, đã lần lượt được đưa tới điều trị tại bệnh viện Ngân Đàm Vũ Hán. Những người theo thuyết âm mưu đã lật lại chuyện này, cả gan suy đoán rằng virus này du nhập vào Vũ Hán từ lúc đó.
Tờ “Southern Weekly” từng phỏng vấn ông Trương Định Vũ, Giám đốc Bệnh viện Ngân Đàm thành phố Vũ Hán qua điện thoại. Ông Trương xác minh rằng 5 vận động viên mang quốc tịch nước ngoài đó đều mắc bệnh sốt rét, không hề có chút biểu hiện liên quan tới bệnh viêm phổi. “Đây là những tin đồn không cần phải bác bỏ.” Nhưng điều này cũng không khiến những người theo thuyết âm mưu dừng lại, họ tiếp tục đưa chuyện này thành căn cứ mà thuyết nói.
“Thời Bình Quân” tiếp tục phê phán chương trình của kênh truyền thông là chắp vá “đoạn chương thủ nghĩa”, đồng thời chỉ ra việc đài truyền hình này đã nắm chặt lấy việc gen virus trong mẫu của bệnh nhân đầu tiên tại Mỹ “lâu đời” hơn, sử dụng mối quan hệ giữa ông và cháu để mô tả mối quan hệ giữa các thế hệ di truyền của bệnh nhân tại Mỹ và bệnh nhân tại Vũ Hán, do đó chứng minh rằng nguồn gốc này là ở Mỹ. Tuy nhiên, điều mà đài truyền hình này cố tình không nhắc tới là trong bài viết của Viện Khoa học Trung Quốc đã minh xác chỉ ra một sự thực là nghiên cứu viên tìm kiếm phát hiện ra rằng bệnh nhân đầu tiên tại tỉnh Quảng Đông và tại Mỹ đều từng tới Vũ Hán du lịch trong khoảng thời gian từ cuối tháng 12/2019 đến đầu tháng 1/2020.
“Trên thực tế, bệnh nhân đầu tiên tại tỉnh Quảng Đông và tại Mỹ đều chứng minh rằng họ nhiễm virus corona mới từ Vũ Hán. Đài truyền hình này đã cố ý né tránh sự thực được viết rất rõ trong bài viết của Viện Khoa học Trung Quốc, mà chắp vá ‘đoạn chương thủ nghĩa’, viện cớ virus trong mẫu bệnh của Mỹ khá toàn diện, thế hệ gen lại lâu đời hơn, từ đó rút ra kết luận đổi trắng thay đen. Những người theo thuyết âm mưu như vớ được vàng, làm ầm lên, như thể đã tìm được bằng chứng xác đáng. Điều này cũng không có gì kỳ lạ, bởi lẽ những người theo thuyết âm mưu thường chắp vá đoạn chương thủ nghĩa, đổi trắng thay đen nhằm mê hoặc lòng người, từ đợt đầu đến đợt sau họ đều làm như vậy.”
Vài ngày trước, ông Trương Văn Hùng, Trưởng đoàn Chuyên gia Cứu hộ Viêm phổi thành phố Thượng Hải, thành phố Vũ Hán, kiêm Giám đốc Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Hoa Sơn, trực thuộc Đại học Phục Đán, đã trả lời phỏng vấn trong một chuyên mục trên nhật báo “China Daily”. Khi được hỏi, phải chăng virus Vũ Hán từ rất sớm đã xâm nhập vào Vũ Hán từ hải ngoại? Ông Trương quả quyết là “không”. Ông Trương phân tích: “Tại Trung Quốc chỉ có Vũ Hán xuất hiện bệnh truyền nhiễm mới này trước tiên. Nếu virus xâm nhập vào Trung Quốc từ hải ngoại, thì lẽ ra vài thành phố của Trung Quốc phải đồng thời phát bệnh, chứ không phải lần lượt theo trình tự thời gian.”
Minh Tú
Xem thêm:
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…