Các công ty dược phẩm phản đối đề xuất từ bỏ bằng sáng chế vắc-xin của Biden

Ngành công nghiệp dược phẩm đang tranh luận về quyết định của Tổng thống Joe Biden ủng hộ việc từ bỏ bảo hộ bằng sáng chế vắc-xin COVID-19, cho rằng nó sẽ làm suy yếu sự đổi mới và thu hẹp chuỗi cung ứng vốn đã rất căng thẳng.

(Ảnh: Người biểu tình ủng hộ việc xóa bỏ bằng sáng chế vắc-xin)

Chính quyền Biden hôm thứ Ba thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ đề xuất thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để tạm thời dỡ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin ngừa virus corona trong nỗ lực hỗ trợ các quốc gia khác đang vật lộn để dập tắt các ổ dịch tại đất nước họ. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai gọi chính sách đảo chiều đó của chính quyền là “các biện pháp phi thường… nhằm chấm dứt đại dịch này.”

Chính quyền Biden đã biện minh cho động thái này với lý do là việc tạm thời dỡ bỏ bảo hộ bằng sáng chế đối với vắc-xin COVID-19 sẽ trao quyền cho các nước nghèo hơn được phát triển các phiên bản phổ quát của vắc-xin.

Nhưng ngành công nghiệp dược phẩm cho biết việc dỡ bỏ như vậy sẽ làm lộ bí mật thương mại cho các quốc gia thù địch và cản trở sự đổi mới công nghệ sinh học.

“Đó là một lời hứa suông. … Nó sẽ không dẫn đến việc nhiều người được tiêm chủng. Ngược lại, nó còn có khả năng làm cho tình hình tồi tệ hơn vì vấn đề không nằm ở bằng sáng chế,” Stephen Ubl, Giám đốc điều hành của tập đoàn thương mại ngành dược phẩm PhRMA cho biết trên Fox Friday.

“Thông điệp mà họ gửi cho các nhà khoa học nghe thật đáng sợ,” ông Ubl nói. “Có thể nói trắng ra là, nếu có một sự cố y tế khác tồi tệ xảy ra, thì phát minh của bạn càng quan trọng bao nhiêu, thì càng có nhiều khả năng bạn sẽ phải trao nó cho các nước đối thủ.”

Tuần này, các công ty dược phẩm lập luận rằng việc bảo hộ bằng sáng chế không phải là trở ngại mà các nước đang phát triển phải vượt qua để sản xuất vắc-xin trên quy mô lớn. 

Theo Brent Saunders, chủ tịch của Vesper Health và là cựu giám đốc điều hành của Allergan, trở ngại thực tế để thúc đẩy nguồn cung vắc-xin lại chính là sự hạn chế trong chuỗi cung ứng để đưa nguyên liệu thô đến các quốc gia cần chúng.

“Có nhiều cách thực tế hơn để khiến cho mọi người được tiêm chủng, và đó thực sự là bằng cách hỗ trợ năng lực sản xuất và thúc ép tăng cường nguồn cung, chứ không phải bằng cách từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ, huyết mạch của sự đổi mới trong ngành dược phẩm sinh học,” ông Saunders cho biết hôm thứ Sáu.

Các nhà kinh tế cũng lập luận rằng việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ không đủ dỡ bỏ các rào cản để các quốc gia khác tự sản xuất vắc-xin của mình. Thay vào đó, thỏa thuận quốc tế đóng góp nguyên liệu thô và các công cụ công nghệ để sản xuất các liều vắc-xin, kết hợp với việc miễn các bằng sáng chế, sẽ thúc đẩy sản xuất vắc-xin.

Bà Monica de Bolle, nhà kinh tế học tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết khi các quốc gia đồng ý với thỏa thuận phải sản xuất nguyên liệu, cam kết không hạn chế xuất khẩu và không phá vỡ chuỗi cung ứng, thì sẽ có thể tăng được khả năng sản xuất [vắc-xin] trên quy mô lớn. 

Những người đề xướng việc miễn trừ [quyền SHTT về vắc-xin] lập luận rằng Hoa Kỳ, quốc gia dự kiến sẽ có đủ vắc-xin cho mọi người lớn vào cuối tháng Năm này, có nghĩa vụ về đạo đức giúp cải thiện năng lực sản xuất toàn cầu còn đang bị hạn chế. Theo Trung tâm Phát triển Toàn cầu, một tổ chức chính sách quốc tế, nếu không có sự thúc đẩy về tốc độ sản xuất, nhiều nước nghèo sẽ không thể tiêm chủng đủ cho dân số của họ trong hai hoặc ba năm nữa.

Chính quyền Biden gần đây đã thông báo rằng Mỹ sẽ tài trợ nguyên liệu thô cho Ấn Độ để tăng tốc sản xuất vắc xin AstraZeneca, loại vắc-xin đã được phép sử dụng ở nước ngoài nhưng không phải ở Mỹ. 

Tuy nhiên, quan điểm mới của chính quyền về việc từ bỏ [bằng sáng chế] sẽ không mang lại kết quả ngay lập tức vì ngành dược phẩm dự kiến sẽ phát động một cuộc chiến kéo dài chống lại những nỗ lực nhằm xúc tiến việc này.

“Việc chuyển giao những đổi mới của Mỹ cho các quốc gia khác đang làm suy yếu vai trò lãnh đạo của chúng tôi trong lĩnh vực khám phá y sinh học”, ông Ubl nói. “Đây là những thách thức thực sự mà chúng tôi phải đối mặt, còn lời hứa suông này [của ông Biden] thì đã bỏ qua nó.”

Tiến Minh (theo Washington Examiner)

Xem thêm:

Tiến Minh

Published by
Tiến Minh

Recent Posts

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

25 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

41 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

50 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

55 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

1 giờ ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago