Cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela đã leo thang cực kỳ nghiêm trọng. Tiếp nối các cuộc biểu tình và trấn áp bạo lực, hôm thứ Tư (5/7) những người ủng hộ chính phủ xã hội chủ nghĩa đã lao vào Tòa nhà Quốc hội và tấn công các nhà lập pháp phe đối lập bằng gậy gộc, ống nước…khiến 7 người bị thương.
Thông tin trên được các nhân chứng xác nhận với hãng tin Reuters. Điều này dấy lên những quan ngại mới tại Venezuela sau hơn 3 tháng quốc gia giàu dầu mỏ này chìm trong bất ổn với các cuộc biểu tình kéo dài chống lại Tổng thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) Nicolas Maduro, làm ít nhất 90 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương và bị bắt giữ.
Chủ tịch Quốc hội Venezuela, ông Julio Borges cho hay có hơn 350 chính trị gia, nhà báo và cá vị khách tới tham gia phiên họp Quốc hội chào mừng kỷ niệm ngày Độc lập 5/7, đã bị mắc kẹt trong các cuộc bao vây kéo dài từ mờ sáng tới cuối chiều.
Ông Borges trao đổi với các phóng viên rằng: “đã có tiếng súng nổ, xe ôtô bị phá hủy, trong đó có cả xe của tôi, các vết máu loang lổ khắp tòa nhà quốc hội. Cuộc bạo lực này tại Venezuela có tên: Nicolas Maduro”.
Các nhân chứng cho biết đám đông đã tập hợp từ bình minh bên ngoài tòa nhà quốc hội ở trung tâm thủ đô Caracas và ban đầu họ chỉ hô lớn ủng hộ Maduro. Cho đến cuối giờ sáng, hàng chục người cầm theo ống nước, gậy và đá đã lao qua các cánh cổng vào bên trong tòa nhà và tấn công các nhà lập pháp.
Một số nhà lập pháp bị thương đã vấp ngã quanh hành lang quốc hội, tất cả đều rất bàng hoàng. Một số nhà báo đã bị cướp.
Các nhân chứng cho biết thêm rằng sau cuộc tấn công vào buổi sáng, một đám đông khoảng 100 người, nhiều người trong đó mặc đồ đỏ và la hét “Cách mạng muôn năm!”, trong khi đó nhiều người vẫn bị kẹt bên trong tòa nhà nhiều giờ.
Bên ngoài tòa nhà, các đám đông mang theo súng, đe dọa cắt nước và nguồn điện, họ phát loa giọng của cựu Chủ tịch Hugo Chavez nói, “Run sợ chưa, đám người thiểu số!”. Pháo hoa được ném vào bên trong.
Người bị thương nặng nhất là nhà lập pháp Americo De Grazia. Ông đã bị đánh vào đầu, bất tỉnh và cuối cùng phải đưa lên xe cứu thương đi cấp cứu. Sau đó, gia đình của ông Americo thông báo ông đã được khâu vết thương và qua cơn nguy kịch.
Trong một bài phát biểu trong một cuộc diễu hành quân sự kỷ niệm ngày Độc lập (5/7), Tổng thống Maduro đã lên án vụ bạo lực “kỳ lạ” tại quốc hội và yêu cầu điều tra. Nhưng ông Maduro cũng thách thức phe đối lập và cho rằng bạo lực xuất phát từ chính bên trong đội ngũ này.
Ông Maduro nói: “Tôi muốn hòa bình cho Venezuela. Tôi không chấp nhận bạo lực xuất phát từ bất kỳ ai”.
Quốc tế cũng đã có phản ứng về vụ bạo lực tại quốc hội Venezuela. Đại sứ Anh Quốc John Saville nói rằng: “Tôi lên án cuộc tấn công kỳ cục vào quốc hội Venezuela”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng phát đi thông điệp: “Đây là hành động bạo lực xảy ra dịp kỷ niệm Ngày Độc lập của Venezuela, [có thể coi] đó là một cuộc tấn công vào các nguyên tắc dân chủ được trân trọng bởi những người đàn ông và phụ nữ đã đấu tranh giành độc lập cho Venezuela từ 206 trước”.
Xuân Thành
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…