Các nước đua nhau đòi Mỹ cho vào danh sách miễn thuế thép

Trong khi Trung Quốc đang đe dọa trả đũa chính sách áp thuế nhập khẩu thép và nhôm mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, các nước khác từ Châu Á, Châu Âu tới Mỹ La-tinh đều yêu cầu Washington đưa họ vào danh sách miễn thuế như Canada và Mexico đang được hưởng.

Hôm 9/3, các quan chức Nhật Bản và Châu Âu phủ nhận quan điểm rằng hàng xuất khẩu của họ đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Brazil, nước xuất khẩu thép sang thị trường Mỹ nhiều thứ nhì sau Canada, nói họ muốn được nằm trong danh sách được miễn thuế. Argentina cũng đưa ra đề xuất tương tự.

Trump chính thức áp thuế nhập khẩu thép, nhôm; miễn trừ cho Mexico và Canada

Tại châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh kinh tế và quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ cũng nói họ trông đợi Mỹ không đánh thuế. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định rằng thép và nhôm xuất khẩu của Nhật không gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Mỹ.

Liên minh châu Âu EU cũng đưa ra yêu cầu tương tự.

Ủy viên Thương mại Châu Âu Cecilia Malmstrom, phát biểu tại Brussels: “Châu Âu chắc chắn không phải là mối đe dọa đối với an ninh quốc nội của Mỹ, vì vậy chúng tôi trông đợi được miễn thuế”, Bà Malmstrom đã nhận được sự ủng hộ từ Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Tuy nhiên Đức nói hôm 9/3 rằng nếu Mỹ vẫn cứ đánh thuế nhập khẩu thép và nhôm của EU, họ sẽ ủng hộ các kế hoạch đáp trả của Liên minh châu Âu.

Trước đó đại diện của EU cho biết khối này sẽ đưa các biện pháp trả đũa lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với việc đánh thuế của Mỹ.

Từ Úc, Thủ tướng Malcolm Turnbull nói không có lý gì để chính quyền Trump áp thuế với thép của nước này.

Theo thống kê của chính quyền Mỹ, ngành thép đã giảm hơn 54.000 việc làm kể từ năm 2000. Ngành nhôm cũng giảm hơn 40.000 việc làm trong khoảng thời gian tương ứng.

Sự suy giảm sản xuất thép và nhôm của Mỹ đã dẫn đến việc mất việc làm của những người Mỹ chăm chỉ trong các ngành công nghiệp quan trọng đối với an ninh quốc gia và thịnh vượng kinh tế”, báo cáo của Nhà Trắng viết.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho hay Bộ đã tiến hành một cuộc điều tra kỹ càng kéo dài tới 9 tháng về thực trạng ngành công nghiệp thép và nhôm Mỹ. Cuộc điều tra này phát hiện rằng mức nhập khẩu nhôm và thép hiện tại của Hoa Kỳ có “khả năng đe dọa an ninh quốc gia”.

Ông Trump cho biết cuộc điều tra cho thấy một “cuộc khủng hoảng ngày càng tăng” trong ngành công nghiệp thép và nhôm của Mỹ mà ông gọi nó đã bị “tàn phá“.

Ngành thép đã bị tàn phá bởi các hoạt động thương mại nước ngoài hung hãn, một cuộc tấn công vào đất nước chúng ta … Đó là một cuộc tấn công, họ biết rõ hơn bất cứ ai. Và tôi đã nói về điều này từ lâu rồi, lâu hơn cả sự nghiệp chính trị của tôi”, ông Trump nói.

Các nhà máy của chúng ta ở khắp nơi chỉ còn lại đổ nát và rỉ sét. Những cộng đồng thịnh vượng biến thành các thị trấn ma. Không thể kéo dài thêm nữa. Những người công nhân đã đổ tâm huyết xây dựng đất nước vĩ đại này đã bị phản bội, nhưng sự phản bội đó đã chấm dứt”, ông Trump khẳng định.

‘Ông Trump không khởi xướng chiến tranh thương mại, mà khôi phục Sản xuất tại Mỹ’

Các quan chức và doanh nghiệp ngành sắt thép của Trung Quốc là những người đưa ra lời đe dọa nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Các đại diện ngành thép đã kêu gọi Bắc Kinh trả đũa bằng cách nhắm vào ngành than của Mỹ – một trọng tâm trong nghị trình chính trị của ông Trump, cũng như cam kết của ông sẽ khôi phục các ngành công nghiệp Mỹ và những việc làm cho dân lao động.

Năm ngoái, Trung Quốc nhập 3,2 triệu tấn than của Mỹ, trị giá khoảng 420 triệu USD.

Trung Quốc chỉ chiếm một phần nhỏ trong lượng thép nhập khẩu của Mỹ, nhưng ông Trump đã nhiều lần chỉ trích việc Trung Quốc ồ ạt sản xuất dư thừa, chiếm đến nửa sản lượng thép thế giới đã khiến bão hòa thị trường toàn cầu, khiến giá sụt giảm.

Bắc Kinh thề sẽ “cương quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Bộ Thương mại Trung Quốc nói thuế quan sẽ “ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự thương mại quốc tế bình thường”.

Hàn Quốc, nước xuất khẩu thép lớn thứ 3 sang Hoa Kỳ, kêu gọi các bên hãy bình tĩnh. Phát biểu tại một cuộc họp với các nhà sản xuất thép, Bộ trưởng Thương mại Paik Un-gyu nói: “Chúng ta nên tránh tình trạng chiến tranh thương mại xảy ra do chủ nghĩa bảo hộ quá đáng, nếu xảy ra thì cả thế giới đều gây hại cho nhau”.

Đức Trí (T/h)

Published by

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

39 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

46 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago