Vào thứ Năm (22/6), Thủ tướng Ấn Độ Modi đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ, Tổng thống Joe Biden đã đón tiếp trọng thể ông tại Nhà Trắng. Tại cuộc gặp, hai bên đã đạt được một loạt thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, ngoại giao và quốc phòng, nhấn mạnh các khoản đầu tư mới của khu vực tư nhân.
Cả Mỹ và Ấn Độ đều tuyên bố lẫn nhau là “một trong những đối tác thân thiết nhất trên thế giới” và nhấn mạnh tầm quan trọng của “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, lưu ý rằng “Trật tự toàn cầu hiện đại dựa trên Hiến chương Liên Hợp Quốc, các nguyên tắc luật pháp quốc tế, và tôn trọng chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ”.
“Mỹ và Ấn Độ tái khẳng định kiên quyết phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm phá hoại hệ thống đa phương”, tuyên bố viết.
Hai bên cũng “tái khẳng định cam kết lâu dài đối với một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở, hòa bình và thịnh vượng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như luật pháp quốc tế”, đồng thời bày tỏ “quan ngại về các hành động cưỡng ép và căng thẳng gia tăng”, và phản đối “tìm kiếm các hành động gây mất ổn định hoặc đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực”.
Tại Nhà Trắng vào tối thứ Năm, Tổng thống Biden đã tổ chức bữa tối cấp nhà nước tiếp đãi Thủ tướng Modi.
Sau đây là bản tóm tắt các thông báo chính do Reuters tổng hợp, tiết lộ các thỏa thuận mà Mỹ và Ấn Độ đã đạt được.
Công ty chip bộ nhớ Micron Technology của Mỹ hôm thứ Năm cho biết họ sẽ đầu tư 825 triệu USD vào một nhà máy thử nghiệm và lắp ráp chip mới ở bang Gujarat của Ấn Độ, đây là nhà máy đầu tiên ở Ấn Độ.
Công ty Micron cho biết, với hỗ trợ của chính quyền trung ương Ấn Độ và bang Gujarat, tổng vốn đầu tư vào nhà máy sẽ lên tới 2,75 tỷ USD. Trong số này, 50% sẽ đến từ chính quyền trung ương của Ấn Độ và 20% từ bang Gujarat.
Nhà sản xuất công cụ bán dẫn của Mỹ Applied Materials cho biết hôm thứ Năm, sẽ đầu tư 400 triệu USD trong 4 năm để xây dựng một trung tâm kỹ thuật mới ở Ấn Độ.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết, hai nước đã đồng ý chấm dứt 6 tranh chấp còn tồn đọng tại Tổ chức Thương mại Thế giới. Ấn Độ cũng đồng ý dỡ bỏ thuế quan trả đũa đối với các sản phẩm của Mỹ như đậu xanh và táo, thuế quan này là biện pháp mà Ấn Độ đã đáp trả Mỹ đã áp đặt thuế quan đối với thép và nhôm của Ấn Độ.
Ấn Độ tham gia cùng 12 nước đối tác khác cũng như Liên minh châu Âu trong Đối tác An ninh Khoáng sản (MSP) – một liên minh hợp tác do Mỹ khởi xướng nhằm xây dựng chuỗi cung ứng quan trọng về khoáng sản và năng lượng.
Công ty Epsilon Carbon của Ấn Độ sẽ đầu tư 650 triệu USD vào một nhà máy sản xuất linh kiện pin xe điện mới, sử dụng hơn 500 nhân viên trong vòng 5 năm.
Một liên doanh mới được hỗ trợ bởi nhà sản xuất tấm pin mặt trời Ấn Độ Vikram Solar Ltd cho biết hôm thứ Năm rằng họ sẽ đầu tư tới 1,5 tỷ USD vào chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời của Mỹ, bắt đầu với một nhà máy mới ở Colorado vào năm tới.
Công ty mới thành lập là VSK Energy LLC sẽ giúp Mỹ thúc đẩy xây dựng ngành sản xuất năng lượng sạch để cạnh tranh với Trung Quốc.
Bộ phận hàng không vũ trụ của General Electric (GE) hôm thứ Năm cho biết, họ đã ký một thỏa thuận với Công ty Hàng không Hindustan thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ để sản xuất động cơ phản lực chiến đấu cho Không quân Ấn Độ.
GE cho biết thỏa thuận “mang tính lịch sử” này bao gồm khả năng hợp tác sản xuất động cơ F414 của GE Aerospace ở Ấn Độ, những động cơ này sẽ được dùng cho các máy bay chiến đấu Tejas của Ấn Độ.
Đầu tháng này, các nguồn tin nói với Reuters rằng Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê duyệt việc mua máy bay không người lái vũ trang MQ-9B SeaGuardian. Theo đó Ấn Độ sẽ mua 31 máy bay không người lái do General Atomics sản xuất trị giá hơn 3 tỷ USD.
Tuyên bố chung cho biết MQ-9B sẽ được lắp ráp tại Ấn Độ, nhà sản xuất General Atomics của Mỹ cũng sẽ xây dựng một nhà máy mới tại Ấn Độ.
Ấn Độ đã đồng ý tham gia “Hiệp định Artemis” do Mỹ lãnh đạo và hợp tác với NASA để cùng thực hiện sứ mệnh Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2024.
Ấn Độ và Mỹ thành lập Cơ chế điều phối lượng tử của Tổ chức chung Ấn Độ-Mỹ, mục tiêu để tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu chung giữa khu vực công và tư nhân của hai nước.
Mỹ sẽ giúp người Ấn Độ sinh sống và làm việc ở Mỹ dễ dàng hơn. Một trong những nguồn tin cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ có thể cho phép một số ít người Ấn Độ và lao động nước ngoài khác có thị thực H-1B được gia hạn thị thực tại Mỹ mà không cần rời khỏi đất nước, đây là một phần của chương trình thí điểm và có thể mở rộng trong những năm tới.
Mỹ dự định mở lãnh sự quán mới ở Bengaluru và Ahmedabad của Ấn Độ, còn Ấn Độ sẽ mở một lãnh sự quán mới tại Seattle trong năm nay và sẽ sớm công bố thêm về 2 lãnh sự quán mới khác tại Mỹ.
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…