California “buộc trẻ em phải học mầm non”, chuyên gia lo lắng về mục đích

Gần đây, Thượng viện tiểu bang California đã thông qua đề xuất giáo dục SB 70, yêu cầu học sinh phải hoàn thành một năm giáo dục mẫu giáo trước khi vào lớp một. Đề xuất đã bị phản đối bởi nhiều phụ huynh. Các ủy viên khu học chánh và các chuyên gia giáo dục đặt câu hỏi về cách làm áp đặt “cưỡng chế”, yêu cầu phụ huynh phải được trao nhiều quyền được biết hơn.

(Ảnh minh họa: klimkin/Pixabay)

Hiện tại, dự luật đang chờ chữ ký của Thống đốc California Gavin Newsom. Luật hiện hành của California không bắt buộc trẻ em dưới 6 tuổi đi học mẫu giáo, trẻ em trên 5 tuổi có thể chọn đi học mẫu giáo.

Ủy viên Học khu: Đôi khi khoản đầu tư càng lớn, tác động xấu đến thế hệ tiếp theo có thể càng tồi tệ

“Một số việc mà hệ thống giáo dục California làm trong nhiều năm qua khiến phụ huynh không hài lòng và mất lòng tin. Trước đây đã làm không tốt, bây giờ lại đưa ra việc giáo dục mầm non đương nhiên sẽ bị tẩy chay. Nếu chọn cách làm bắt buộc và thực hiện một cách cứng nhắc, thì lý do chính đáng như thế nào cùng sẽ dẫn đến kết quả xấu. Tốt hơn là để phụ huynh tham gia và tương tác nhiều hơn, và không tước quyền chủ đạo của phụ huynh đối với học sinh.” Ông Vương Diệu Minh (Wang Yaoming), một thành viên của Học khu Thống nhất New Haven của Thành phố Union, một ứng cử viên cho Hội đồng Thành phố Union, và là cựu đại diện của Hội đồng Giáo viên California nhận định.

Ông nói thêm rằng việc cung cấp các nguồn tài nguyên giáo dục miễn phí là một điều tốt và tốt nhất là nên đa dạng hóa, bao gồm cả giáo dục tại nhà. Một số trẻ em không thể đến trường vì lý do sức khỏe thể chất hoặc phát triển bản thân, hoặc lý do tôn giáo, hy vọng rằng chúng cũng có thể được chăm sóc chứ không chỉ tăng cường giáo dục trong nhà trường.

Ông Vương Diệu Minh cuối cùng cũng nhắc nhở các bậc phụ huynh: “Chúng ta đừng lấy khẩu hiệu làm cơ sở cho quyết định của chính mình. Giáo dục mầm non và giáo dục sớm miễn phí như thế nào, cần nhìn vào bản chất đằng sau nó là gì, liệu có phải là ‘treo đầu dê bán thịt chó’? Bắt buộc trẻ phải tiếp nhận giáo dục mà trẻ không nên tiếp nhận, đầu tư càng lớn, ảnh hưởng đến thế hệ tiếp theo có thể càng tồi tệ hơn.”

Vào năm 2015, tiểu bang California đã thông qua Đạo luật AB 329, trong đó yêu cầu các trường công lập giới thiệu các khóa học giáo dục giới tính từ lớp mẫu giáo đến lớp 12. Nội dung của các khoa học này rất khó coi, bao gồm các hình ảnh minh họa chi tiết về nhiều hành vi tình dục khác nhau, quan niệm đồng tính, chuyển giới, v.v.

Đại cương Giáo dục sức khỏe của California năm 2019 dạy trẻ em từ mẫu giáo rằng cha mẹ sinh ra cho giới tính sinh học, ngoài ra còn có nhiều phân loại giới tính. Trẻ nhỏ từ 5 tuổi có thể lựa chọn các mối quan hệ chuyển giới, đồng giới và được coi là một lựa chọn tích cực và khả thi.

Năm 2021, California đưa ra một bộ “tài liệu giảng dạy giới tính” cho trẻ em, bộ tài liệu này sẽ dạy trẻ em phân loại “bản dạng giới”“khuynh hướng tính dục”. Tài liệu này được Liên minh Giáo viên Quốc gia công nhận. Một trong những sách giáo khoa được sử dụng từ mầm non đến lớp một, dạy trẻ em: Bạn có thể nhìn giống một cậu bé, nhưng tự ngã cảm giác là bé gái; cũng có thể nhìn thì là bé trai, nhưng tự ngã cảm giác mình vừa là bé trai vừa là bé gái; hoặc không phải bé trai cũng không phải bé gái. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng những tài liệu như vậy đang “hủy hoại con cái của họ”.

Chuyên gia giáo dục: Dự luật nên cho công chúng toàn quyền được biết

Bà Trần Ngạn Linh (Chen Yanling), một nhà giáo dục gốc Hoa hiện đang định cư tại Mỹ, nói rằng: “Học thuật nên trở thành một nguyên tắc chỉ đạo quan trọng, làm thế nào để chọn mẫu, cân nhắc đến những yếu tố nào, hơn nữa cần theo dõi thời gian dài. Dự luật này không đề cập đến những điều này, cũng không đề cập đến nội dung giáo dục của chương trình ‘Giáo dục mầm non một năm'”.

“Đề xuất một dự luật cũng chặt chẽ như việc lập một báo cáo học thuật, cần phải để công chúng hiểu đầy đủ về tình hình. Khi tôi tham gia vào lĩnh vực giáo dục ở Đài Loan, Đài Loan hoan nghênh phụ huynh tham gia vào các công việc của trường, đưa ra tất cả các sách giáo khoa có thể sẽ sử dụng, và để đại diện phụ huynh đến xem, sau đó bày tỏ ý kiến ​​của họ. Nước Mỹ là một xã hội tự do, sao có thể sử dụng biện pháp bắt buộc được? Đúng là không thể tin được!”

Bà Trần đưa ra một ví dụ: “Năm ngoái, một số phụ huynh ở Los Angeles đã nhờ tôi giúp con hỗ trợ xem sách giáo khoa ở trường mẫu giáo, sau đó họ lại cân nhắc không cho con đi học mẫu giáo. Sách giáo khoa chỉ đơn giản là đào hố để bọn trẻ nhảy xuống. Ví dụ, nó luôn lấy câu ‘tôn trọng lựa chọn của trẻ em’ làm cái cớ, một đứa trẻ quá được nuông chiều mà không biết hậu quả như thế nào, nó sẽ biến thành không nể sợ gì, cho rằng giới tính thứ ba là bình thường. Khi lớn lên, sách giáo khoa trong trường lại nói với nó rằng nó có thể quyết định giới tính của mình. Trẻ rất coi trọng quyền lợi của mình và để thực hiện quyền lợi của mình, nó có thể sẽ làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính, cuối cùng nó có thể sẽ hối hận suốt đời.”

Bà Trần cũng đưa ra ví dụ về một cô gái Canada muốn trở thành người chuyển giới và cô ấy nghĩ rằng việc chuyển giới thật tuyệt. Khi hỏi cô ấy lấy ý tưởng từ đâu? Cô cho biết từ khi học tiểu học đã được các giáo viên dạy. Cha của cô gái đã rất tức giận và không cho cô gái phẫu thuật. Sau đó ông phải hầu tòa, giáo viên, bác sĩ và thẩm phán đều ủng hộ việc phẫu thuật của cô gái, và cha cô đã bị kết tội.

“Tôi đã lấy bằng giáo dục của mình ở California. Giáo dục mầm non vào thời điểm đó là liên tục trao quyền cho giáo viên, đồng thời cũng dành nhiều thời gian và nguồn lực hơn để dạy cha mẹ cách hòa hợp với con cái của họ. Cha mẹ là giáo viên đầu tiên của con cái, cha mẹ có vị trí rất đặc thù và có nhiều mối quan hệ liên quan đến huyết thống mà các giáo viên ở trường không thể thay thế được. Trong hệ thống giáo dục của tiểu bang California, tại sao không xem xét cung cấp thêm các khóa học để giáo dục phụ huynh phát huy hết hiệu quả của mình?”, bà Trần nói. Bà tốt nghiệp trường Cal State LA năm 1992 với bằng thạc sĩ kép về “Phát triển trẻ em” “Giáo dục đặc biệt”.

Vào những năm 1980, ông Kirk Cameron, người nổi tiếng với vai chính trong bộ phim sitcom “Growing Pains” (Phiền não của sự trưởng thành), cho biết: “Ở Mỹ hàng trăm năm nay, giáo dục sớm luôn được tiến hành ở nhà. Đây là việc riêng tư, đương nhiên không phải là vấn đề do Chính phủ quyết định và tài trợ. Cha mẹ coi việc tạo dựng tâm hồn và tư tưởng của trẻ như một chức trách thiêng liêng.”

Bà Trần nói với Epoch Times rằng những người dạy trẻ em Mỹ những điều có hại để làm suy đồi tâm hồn và trí não của chúng, kỳ thực là đang làm lây lan một căn bệnh nan y. 

Du Nguyên

Published by
Du Nguyên

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

47 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

8 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

9 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago