Căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Campuchia có thể neo đậu tàu sân bay

Công việc xây dựng căn cứ hải quân do Trung Quốc tài trợ tại Ream, Campuchia gần như hoàn thành, trong đó có một bến tàu đủ lớn có thể neo đậu được tàu sân bay, theo hình ảnh vệ tinh do Blacksky công bố hôm 24/7.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy sự phát triển của căn cứ hải quân Trung Quốc tại Campuchia đã tiến triển nhanh chóng trong thời gian giữa tháng 8/2021 và tháng 7/2023, công ty thông tin địa-không gian BlackSky có trụ sở tại Mỹ tuyên bố.

Đây sẽ là căn cứ hải quân nước ngoài công khai thứ hai của Trung Quốc; căn cứ đầu tiên được đặt tại Djibouti, một quốc gia ở Đông Phi.

Ông Craig Singleton, học giả cao cấp tại Quỹ Bảo vệ Dân chủ (Foundation for Defense of Democracies), nói rằng tốc độ phát triển nhanh chóng này càng khó phủ nhận “tốc lực có chủ ý đằng sau những sáng kiến hải ngoại của Trung Quốc”.

Việc Campuchia sẵn sàng chấp nhận cho Trung Quốc đặt cảng hải quân nước ngoài thứ hai làm gia tăng khả năng chiến lược của Bắc Kinh trong việc thể hiện binh quyền tại Ấn Độ Dương”, ông Singleton tuyên bố trong thông cáo báo chí của BlackSky.

Các nhà phân tích cũng đã quan sát sự phát triển của một bán đảo nhân tạo 38.000 m2 trên bờ biển phía nam của căn cứ Ream và các tòa nhà quân đội Campuchia và Trung Quốc rất khác biệt về kiến trúc, trong đó có tòa nhà trụ sở, các trại lính, và các khu vực kho chứa nhiên liệu.

Ông Singleton nhấn mạnh đến sự tương đồng giữa bến tàu Ream và bến tàu quân sự của Trung Quốc tại Djibouti. Cả hai công trình này đều có diện tích giống nhau và có sức chứa lớn đủ để neo đậu tàu sân bay.

Có một sự tương đồng gần như tuyệt đối giữa một bến tàu nước sâu góc cạnh đặt tại bờ biển phía tây của căn cứ Ream và một bến tàu quân sự khác tại căn cứ của Quân giải phóng Nhân dân [PLA] ở Djibouti”, ông Singleton nói.

Cả hai bến tàu chính này đều có chiều dài 363m và đủ lớn để nhận tất cả các tàu có trong lực lượng hải quân Trung Quốc, gồm cả tàu sân bay Phúc Kiến Lớp 003 mới với chiều dài 300m”, ông Singleton nói thêm.

Campuchia cũng đã từng xác nhận rằng căn cứ hải quân tại Ream “gần hoàn thành”. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia Chhum Socheat đã từ chối khẳng định căn cứ đó là dành cho quân đội Trung Quốc sử dụng.

Chúng tôi đã tuyến bố rồi, không có căn cứ quân sự Trung Quốc ở đó. Chúng tôi chỉ là đang hiện đại hóa quân đội của chúng tôi để đạt được mức năng lực có thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi”, ông Chhum Socheat nói với AFP hôm 25/7.

Mỹ kêu gọi Campuchia minh bạch thông tin

Mỹ đã đang kêu gọi Campuchia bạch hóa về vai trò của Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ream sau khi có các báo cáo cho thấy rằng một cơ sở mới đang được xây dựng để quân đội Trung Quốc “sử dụng độc quyền”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong chuyến thăm Phnom Penh vào năm ngoái, đã thúc giục Thủ tướng Campuchia Hun Sen hãy đảm bảo “minh bạch hóa hoàn toàn” về các hoạt động của quân đội Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ream nằm ở bờ biển phía nam của Campuchia.

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã từng nói rằng Trung Quốc cấp tiền cho hiện đại hóa căn cứ Ream nhưng ông cũng nói công việc nâng cấp đó là vì lợi ích của Quốc phòng Campuchia, không phải vì lợi ích của quân đội Trung Quốc.

Căn cứ hải quân Ream là nhỏ, do đó chúng tôi cần nâng cấp căn cứ của mình để bảo vệ đất nước, lãnh thổ và chủ quyền của chúng tôi”, ông Tea Banh nói trong sự kiện khởi công tại căn cứ hải quân Ream hôm 9/6/2022. Ông nói công việc nâng cấp này bao gồm khôi phục một xưởng sửa chữa tàu, một bến tàu, và bờ trượt để hạ thủy tàu.

Bộ Quốc phòng Mỹ, trong báo cáo năm 2021, cho biết Campuchia đã phá dỡ hai công trình do Mỹ cấp tiền tại Ream sau khi từ chối đề nghị của Washington về việc trả tiền để nâng cấp một trong hai cơ sở này. “Động thái đó cho thấy rằng Campuchia có thể thay vào đó đã chấp nhận sự hỗ trợ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [PRC] để phát triển căn cứ này”, báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay.

PRC có thể đã đang tính đến một số quốc gia, trong đó có Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Pakistan, Sri Lanka, UAE, Kenya, Seychelles, Tanzania, Angola và Tajikistan là những nơi xây dựng căn cứ của PLA”, báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định.

Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất và là đối tác chính trị gần gũi nhất của Campuchia, sự hỗ trợ của Bắc Kinh chống đỡ rất lớn cho nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này. Hồi tháng Hai, Trung Quốc đã đề nghị cấp cho Campuchia một gói hỗ trợ 300 triệu Nhân dân tệ (khoảng 44 triệu USD) để giúp làm đường sắt.

Hải Đăng

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Hải Đăng

Recent Posts

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

25 phút ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

34 phút ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

43 phút ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

53 phút ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

59 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

2 giờ ago