Chi tiêu quân sự toàn cầu lập kỷ lục mới, vượt quá 2 nghìn tỷ đô la

Theo báo cáo Xu hướng chi tiêu quân sự thế giới năm 2021 do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố vào ngày 25/4, chi tiêu quân sự của thế giới năm 2021 lần đầu tiên vượt qua hai nghìn tỷ đô la, đạt 2.113 nghìn tỷ đô la.

Các tàu chiến của Iran, Nga và Trung Quốc trong một cuộc diễn tập quân sự chung ở Ấn Độ Dương (Ảnh minh họa: Getty Images)

Chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2021 cao hơn 0,7% so với năm 2020 và cao hơn 12% so với năm 2012. Theo báo cáo, đây là năm tăng thứ bảy liên tiếp kể từ năm 2015, và đại dịch COVID lại càng không thể ngăn chặn “xu hướng tăng liên tục” này.

“Nhờ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ trên toàn cầu vào năm 2021, chi tiêu quân sự toàn cầu tính theo tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới ở mức 2,2%, giảm nhẹ so với mức 2,3% của năm 2020. Chi tiêu quân sự trung bình tính theo tỷ trọng chi tiêu chính phủ năm 2021 vẫn giữ nguyên như năm 2020, ở mức 5,9%.”

Đáng chú ý, có 15 quốc gia hàng đầu chi nhiều tiền nhất cho quân sự, chiếm tới 81% chi tiêu quân sự toàn cầu. Hoa Kỳ đứng đầu danh sách với 38% chi tiêu toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc với 14%, Ấn Độ với 3,6%, Vương quốc Anh với 3,2% và Nga với 3,1%. Iran đứng ở vị trí thứ 14, lần đầu tiên sau 20 năm nước này lọt vào danh sách 15 quốc gia chi tiêu quân sự hàng đầu.

Chi tiêu quân sự của Mỹ cho năm 2021 ở mức 801 tỷ USD, thấp hơn 1,4% so với năm 2020. Tài trợ cho nghiên cứu và phát triển (R&D) giảm 1,2% so với năm trước nhưng đã tăng 24% kể từ năm 2012.

“Sự gia tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trong thập niên 2012–2021 cho thấy Hoa Kỳ đang tập trung nhiều hơn vào các công nghệ thế hệ tiếp theo,” bà Alexandra Marksteiner, nhà nghiên cứu của Chương trình Sản xuất Vũ khí và Chi tiêu Quân sự SIPRI, cho biết trong một thông cáo báo chí của SIPRI hôm 25/4.

“Chính phủ Hoa Kỳ đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì lợi thế công nghệ của quân đội Hoa Kỳ trước các đối thủ cạnh tranh chiến lược của mình,” bà nói thêm.

Trung Quốc đã chi 293 tỷ USD cho quân đội vào năm 2021, tăng 4,7% so với năm 2020 và 72% so với năm 2012. Đây là năm thứ 27 liên tiếp Bắc Kinh tăng chi tiêu quân sự, đánh dấu mức tăng dài nhất không bị gián đoạn trong lịch sử của SIPRI.

Năm ngoái, Ấn Độ chi 76,6 tỷ USD cho quân sự, tăng 0,9% so với năm 2020 và 33% năm 2012. Mức chi tiêu này ở Vương Quốc Anh là 68,4 tỷ USD và ở Nga là 65,9 tỷ USD.

Nga tăng ngân sách quân sự trong thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến nhằm vào Ukraine, cũng là năm thứ ba liên tiếp nước này tăng ngân sách quân sự, chủ yếu đến từ lợi nhuận từ dầu khí. Báo cáo nêu rõ: “Xu hướng tăng gần đây trong chi tiêu quân sự của Nga theo sau một giai đoạn suy giảm, vốn diễn ra sau các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và giá năng lượng giảm mạnh vào năm 2015.”

Xét theo khu vực, Châu Mỹ chiếm 42% chi tiêu quân sự toàn cầu, tiếp theo là Châu Đại Dương với 28%, Châu Âu với 20%, Trung Đông với 8,8% và Châu Phi với 1,9%.

Nhật Minh (Theo The Epoch Times)

Nhật Minh

Published by
Nhật Minh

Recent Posts

Kremlin nói đáp trả bằng tên lửa siêu thanh để cảnh báo sự “liều lĩnh” của phương Tây

Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…

23 phút ago

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

4 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

5 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

6 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

7 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

8 giờ ago