Ngày 5/12, một quan chức của Bộ các vấn đề kỹ thuật số của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tuyên bố Douyin, TikTok (phiên bản quốc tế) và Xiaohongshu (Tiểu hồng thư) là những sản phẩm gây nguy hiểm cho an ninh thông tin quốc gia, và bị hạn chế sử dụng trong các thiết bị thông tin và truyền thông của khu vực công (cơ quan nhà nước).
Gần đây, nền tảng video ngắn TikTok đã trở thành tâm điểm của dư luận về vấn đề bảo mật thông tin.
Douyin là nền tảng video ngắn thuộc sở hữu của ‘gã khổng lồ’ công nghệ mạng ByteDance của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), phiên bản quốc tế tên là TikTok. Đài Loan sử dụng phiên bản quốc tế TikTok.
Đầu tháng 11 năm nay, Hội đồng các vấn đề Đại Lục của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) chỉ ra rằng Chính phủ không cho phép vốn Trung Quốc vận hành các nền tảng trực tuyến ở Đài Loan. Douyin chưa thành lập chi nhánh hoặc văn phòng tại Đài Loan, và theo quy định của pháp luật, họ cũng không được phép vận hành tại Đài Loan.
Một quan chức Bộ Công nghệ số nói với phóng viên CNA (Thông tấn xã Trung ương Đài Loan) rằng trên thực tế, khi nguyên tắc hạn chế sử dụng các sản phẩm gây nguy hiểm cho an ninh thông tin quốc gia được ban hành, việc sử dụng phần mềm do Trung Quốc sản xuất đã bị hạn chế.
Douyin, TikTok (phiên bản quốc tế), Xiaohongshu (Tiểu hồng thư), v.v. đều là những sản phẩm gây nguy hiểm cho an ninh thông tin quốc gia. Chúng vốn bị hạn chế sử dụng và không được tải xuống trong các thiết bị thông tin của khu vực công (cơ quan nhà nước).
Về việc liệu có nên hạn chế hơn nữa việc các nhà khai thác cung cấp dịch vụ tải xuống và được sử dụng công khai hay không, quan chức này cho biết, do liên quan đến việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng như tính hợp pháp và tính khả thi, nên Bộ Công nghệ số và các bộ liên quan sẽ tiếp tục thu thập, tham khảo và nghiên cứu cách làm tương tự ở các nước khác.
Người phát ngôn của Ủy ban Truyền thông Quốc gia (NCC), ông Ông Bách Tôn (Po-Tsung Wong) cho biết, NCC đã tiến hành một cuộc điều tra sơ bộ về Douyin và chưa cho ra mắt bất kỳ máy chủ nào ở Đài Loan. Hội đồng các vấn đề Đại Lục phụ trách các vấn đề xuyên eo biển và NCC sẽ hợp tác với họ.
Theo một báo cáo gần đây từ BuzzFeed News, các nhân viên của ByteDance tại Trung Quốc đã liên tục truy cập vào thông tin cá nhân của hàng chục triệu người dùng TikTok ở Mỹ.
Bản thân TikTok cũng rất nguy hiểm, nó giống như một loại thuốc phiện bất hợp pháp, gây nghiện cao. Nền tảng này được ví như “ma túy đá phiên bản kỹ thuật số” có thể hủy hoại cuộc sống của con người.
Năm 2020, TikTok trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên thế giới. Kể từ đó, đại diện của Paracelsus Recovery, phòng khám chữa bệnh tâm thần và cai nghiện ở London, nói với tờ BBC rằng họ đã chứng kiến một “sự bùng nổ” của các khách hàng trẻ tuổi có dấu hiệu nghiện TikTok.
Người sáng lập của phòng khám, ông Jan Gerber nói: “Nó có tác động đến quá trình sinh hóa của não bộ rất giống với các loại ma túy đá. TikTok có tác động nghiêm trọng đến hạnh phúc cá nhân, cuộc sống hàng ngày và hiệu suất lao động của người dùng”.
Bên cạnh việc đánh cắp dữ liệu riêng tư của người dùng, ứng dụng này còn lấy đi hạnh phúc của họ.
Ngày 5/12, Thống đốc Nam Carolina (Hoa Kỳ) ra chỉ thị “xóa vĩnh viễn” TikTok trên các thiết bị của tiểu bang, để ngăn chặn các nguy cơ phá hoại, ảnh hưởng sức khỏe, kinh doanh, và an ninh cho người dân và quốc gia.
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…