Trong 12 tháng qua, nhiều nhân chứng đã miêu tả chi tiết về các vụ thảm sát và tra tấn tìm thấy từ những thi thể đào lên từ các ngôi mộ tập thể tại nhiều vùng ở Myanmar, bao gồm cắt cổ, cắt bộ phận sinh dục, móc mắt v.v.
Mặc dù trên khắp đất nước, các cuộc biểu tình đường phố đã biến mất, những cuộc giao tranh ác liệt ở Myanmar vẫn gia tăng. Nhiều người dân cho biết họ sống trong mối lo sợ thường trực.
Hiện nay, nhiều người dân vẫn tiếp tục phải sơ tán để tránh các cuộc không kích của quân đội hay tránh bị mắc kẹt trong cuộc đụng độ giữa quân đội Myanmar và lực lượng kháng chiến địa phương.
Cũng có những dấu hiệu rõ ràng về việc quân đội Myanmar đã lặp lại chiến thuật đặc trưng của họ là phá huỷ hoàn toàn các làng mạc, nơi có thể ủng hộ phe đối lập.
Các nhà phân tích an ninh cho rằng những hành động như vậy buộc dân làng phải bỏ chạy, vì thế bất cứ quân kháng chiến nào trốn tại đó đều bị lộ.
Quân đội Myanmar thường xuyên phủ nhận thực hiện những hành động tàn ác như vậy.
Trong các cuộc họp báo định kỳ, quân đội thường đổ lỗi cho quân kháng chiến hoặc Lực lượng Phòng vệ Nhân dân, do Chính phủ Liên hợp Quốc gia ủng hộ dân chủ (NUG) thành lập.
Quân đội Myanmar, hoặc được gọi là Tatmadaw, thường nói binh lính của họ thực hiện việc kiềm chế tối đa và vũ lực tối thiểu.
Nhưng NUG bắt đầu tổ chức ngày càng nhiều sự kiện trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm làm sáng tỏ những hành động tàn ác này.
Một trong số đó kể chi tiết về cuộc thảm sát ở bang Kayah vào đêm giáng sinh, khiến khoảng 35 người, bao gồm phụ nữ và trẻ em, bị giết và thiêu cháy trong các phương tiện vận chuyển.
Các nhân chứng nói một số người còn bị thiêu sống.
Trong sự kiện báo chí đó, NUG đã chuẩn bị sẵn sàng các nhân chứng bao gồm các bác sĩ đã khám nghiệm các tử thi cũng như gia đình nạn nhân với các bản chứng nhận lời khai của họ.
NUG cũng phát một đoạn quay của thiết bị bay không người lái cho thấy mức độ tàn phá ở Bang Kayah, với hình ảnh cho thấy một nhóm phương tiện vận chuyển bị đốt cháy cùng những xác chết đã cháy thành than bên trong.
Các nhân chứng cho biết một số thi thể quá giòn để di chuyển được nguyên vẹn.
Thành viên sáng lập Hội đồng Tư vấn Đặc biệt về Myanmar Chris Sidoti, một chuyên gia về nhân quyền và luật quốc tế, nói rằng tình hình tại Myanmar rất tồi tệ và ngày càng tồi tệ hơn.
Ông Sidoti nói, “Quân đội Myanmar thực sự là một tổ chức khủng bố và không có cách nào để miêu tả nó.”
Thậm chí sau hai cuộc gặp cấp cao giữa tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing và Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào tháng 1, tình trạng bạo lực tại đất nước vẫn chưa chấm dứt.
Chưa đầy hai tuần sau cuộc họp của các lãnh đạo vào giữa tháng 1, Campuchia lên tiếng quan ngại nghiêm trọng về tình trạng bạo lực ở Myanmar, nói rằng nó có thể huỷ hoại kết quả chuyến thăm của ông Hun Sen.
Một trong những kết quả được cả hai bên ca ngợi tích cực trong cuộc gặp hai ngày, là việc ngừng bắn.
Quân đội Myanmar đã gia hạn thoả thuận thời gian ngừng bắn với các tổ chức dân tộc thiểu số có vũ trang tới cuối năm 2022, dù họ đặc biệt loại trừ lực lượng chiến đấu từ NUG.
“Thoả thuận ngừng bắn là một trò đùa,” ông Sidoti nói.
“Nó chưa bao giờ được áp dụng cho tất cả các vụ bạo lực đang diễn ra tại Myanmar. Nhưng ngay cả trong phạm vi hạn chế của nó, nó cũng không được chính quân đội tôn trọng.”
Trong khi đó, cả hai bên có vẻ tìm cách tiếp tục công việc của họ, và không bên nào chịu lùi bước.
Nhiều dân thường đã từ bỏ cuộc sống thành phố và cầm vũ khí vào rừng để huấn luyện và chiến đấu chống Tatmadaw.
Trong các khu vực thành thị, những mục tiêu mềm như các tòa nhà chính phủ, trạm kiểm soát an ninh và đồn cảnh sát tiếp tục bị đánh bom.
Trong một số trường hợp, lực lượng kháng chiến được báo cáo đã ám sát những người bị họ nghi ngờ là gián điệp của quân đội.
“Tôi không cho rằng bạo lực là giải pháp cho bất cứ vấn đề nào,” ông Chris Sidoti nói.
“Nhưng NUG không oanh tạc và ném bom các thành phố và làng mạc. Họ không tàn sát hàng chục thường dân, trói và thiêu sống họ.”
NUG cho biết gần đây họ đang thu thập bằng chứng về những vụ giết người hàng loạt và tới nay, họ có 40.000 bức ảnh và đoạn băng.
Người phát ngôn của NUG, tiến sĩ Sa Sa nói rằng với loạt bằng chứng này, NUG sẽ chuyển cho các kênh pháp lý khác nhau để đòi bồi thường, bao gồm Toà án Hình sự Quốc tế (ICC).
Tuy nhiên tới nay, Myanmar không chấp nhận quyền hạn của ICC.
ICC không phản hồi tuyên bố của NUG.
Chủ tịch các vấn đề quốc tế Đại học Singapore Simon Tay nói, “Ngay lúc này của NUG không có đủ người công nhận họ là chính phủ của Myanmar để vượt qua tiến trình pháp lý công nhận của ICC.”
NUG cũng đang đặt hy vọng vào thẩm quyền phổ quát.
Nguyên tắc phía sau thẩm quyền phổ quát là một số tội ác nghiêm trọng đến mức bất cứ tòa án nào trên thế giới đều có quyền xét xử những trường hợp đó.
Gần đây, một toàn án ở Argentina đã áp dụng thẩm quyền phổ quát để xét xử các trường hợp ngược đãi người Rohingya.
“Điều đó có nghĩa là bất cứ toà án nào trên thế giới cũng có thể xử tổng tư lệnh Min Aung Hlaing vì tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người,” ông Chris Sidoti nói.
“Nếu ông ta bị kết án [ở đó], Argentina có thể yêu cầu dẫn độ ông ta để phản bác phán quyết của tòa án. Nhưng mỗi nước sẽ có những tiến trình áp chế riêng để thực hiện điều này.”
Nhưng ông Sidoti nói những tiến trình như vậy sẽ mất nhiều năm.
Trong khi đó, ASEAN, Mỹ và nhiều nước khác có thể tiếp tục nhóm lại để kêu gọi chấm dứt bạo lực.
Ngân Hà (theo CNA)
Xem thêm:
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…