Bộ Tài chính Hoa Kỳ mới đây đã chỉnh sửa các hạn chế đầu tư đối với một số công ty và công ty con có liên quan đến quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo đó, thời điểm có hiệu lực của lệnh cấm được dời từ ngày 11/1 đã định trước đến cuối tháng Năm.
Hôm thứ Tư (ngày 27/1), trang web của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố thông cáo của Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC), trong đó, chính quyền Biden cho biết, trước ngày 27/5, hầu hết các dự án đầu tư Hoa Kỳ vào các công ty có tên tương tự nhưng không trùng khớp với tên các công ty quân sự Trung Quốc thuộc danh sách đen, đều sẽ được chấp thuận.
Lệnh cấm bao gồm không cho phép các nhà đầu tư Mỹ tiến hành các hoạt động giao dịch chứng khoán với các công ty quân đội Trung Quốc và các công ty con đã bị đưa vào danh sách trừng phạt.
Ngày 12/11/2020, cựu Tổng thống Trump đã ban hành một lệnh hành pháp, thông báo rằng bắt đầu từ ngày 11/1 năm nay, các hoạt động đầu tư Hoa Kỳ vào các công ty Trung Quốc được Bộ Tài chính hoặc Bộ Quốc phòng công nhận là sở hữu hoặc do quân đội Trung Quốc kiểm soát sẽ bị cấm.
Sắc lệnh chỉ ra rằng những công ty nêu trên có liên hệ với quân đội và cơ quan tình báo của ĐCSTQ. Các công ty này đã lên sàn chứng khoán Hoa Kỳ nhằm gom đầu tư Mỹ để cấp vốn cho sự phát triển và hiện đại hóa quân đội của ĐCSTQ, gây ra mối đe dọa cho an ninh Hoa Kỳ.
Lệnh hành pháp cũng cấm các nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán của các công ty Trung Quốc dạng này. Một số công ty quốc gia Trung Quốc khổng lồ như CNOOC, China Mobile, China Telecom và China Unicom…cũng đã bị ảnh hưởng.
Trước khi cựu tổng thống Trump rời nhiệm sở, ông đã ban hành một lệnh hành pháp khác vào ngày 28/12 năm ngoái, yêu cầu các công ty và cá nhân Hoa Kỳ không được phép đầu tư vào các công ty do quân đội Trung Quốc kiểm soát. Lệnh này cũng áp dụng cho các công ty con của các công ty nằm trong danh sách đen.
Ngày 13/1, cựu tổng thống Trump tiếp tục ban hành một lệnh hành pháp khác, yêu cầu kể từ ngày 11/11, các nhà đầu tư Mỹ cần thoái vốn khỏi các công ty Trung Quốc được coi là thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc. Đây là động thái tăng cường mới nhất để hạn chế sự xâm nhập của ĐCSTQ vào thị trường vốn Hoa Kỳ được ông đưa ra trước khi rời nhiệm sở.
Vào ngày 20/1, khi tân Tổng thống Biden nhậm chức, ba công ty viễn thông nhà nước lớn, bao gồm China Mobile, bị chính quyền Trump cấm niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán New York, đã yêu cầu xem xét lại quyết định trên. Về vấn đề này, người phát ngôn của ông Biden nói rằng, Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn đang trong “cạnh tranh chiến lược” khốc liệt, chính quyền Biden đang tìm kiếm một chính sách khoan dung và phối hợp đồng minh với Trung Quốc.
Hôm thứ Hai (ngày 25/1), trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, việc xem xét và đánh giá của chính quyền Biden đối với một loạt các hành động quản lý và các vấn đề liên quan đến đầu tư của Trung Quốc rất phức tạp và vừa mới bắt đầu.
“Như tôi đã đề cập, họ sẽ cần tiến hành đánh giá giữa các bộ phận. Hội đồng Nhà nước, Bộ Tài chính và một số bộ phận khác sẽ đánh giá cách chúng ta hành động.” Bà nói, “Khi nói đến mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc, chúng ta đang bắt đầu kiên nhẫn. Chúng ta cần tham khảo ý kiến của các đồng minh. Chúng ta sẽ tham khảo ý kiến của các đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Chúng ta sẽ cho phép đánh giá giữa các bộ phận để hoàn thành quy trình xem xét và đánh giá cách chúng ta nên thúc đẩy mối quan hệ của mình.”
Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu chính quyền Biden có hoãn yêu cầu các nhà đầu tư thoái vốn chứng khoán doanh nghiệp Trung Quốc do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát hay không.
Theo Lâm Yến, Epoch Times
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…