Tuần này, “Ủy ban Ứng phó Nguy cơ Trung Quốc Hiện nay” của Mỹ đã phát hành một đoạn phim ngắn “Cuộc diệt chủng của ĐCSTQ chống lại người Duy Ngô Nhĩ”, kêu gọi ông Biden xác định ĐCSTQ là một tổ chức tội phạm xuyên quốc gia bất hợp pháp.
Đoạn phim ngắn gần 13 phút này có tiêu đề “Bị xâm phạm và giết hại: Cuộc diệt chủng của ĐCSTQ với người Duy Ngô Nhĩ”, ghi lại những đau khổ do ĐCSTQ gây ra cho những người bị xâm hại cùng gia đình và cộng đồng của họ, đồng thời ủng hộ Chính phủ Mỹ nhiệm kỳ trước trong việc xác nhận ĐCSTQ đã phạm tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người đối với Người Duy Ngô Nhĩ.
Ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố: “Tôi khẳng định rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang thực hiện tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương – Trung Quốc nhằm vào người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các thành viên của các dân tộc thiểu số và tôn giáo khác… Tôi tin rằng cuộc diệt chủng này vẫn đang diễn ra, chúng ta đang chứng kiến ĐCSTQ hủy hoại người Duy Ngô Nhĩ mang tính hệ thống”.
Thông cáo báo chí của “Ủy ban Ứng phó Nguy cơ Trung Quốc Hiện nay” đã ca ngợi Ngoại trưởng Anthony Blinken và Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen (được Tổng thống Biden đề cử), trong phát biểu tại phiên điều trần xác nhận của Thượng viện đã thẳng thắn tán đồng tuyên bố của cựu Ngoại trưởng Pompeo.
Phim ngắn ghi lại nỗi đau của các nạn nhân, gia đình và cộng đồng của họ đã bị ĐCSTQ xâm hại, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ cho cả hai đảng trong việc lên án ĐCSTQ phạm tội diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ.
Đoạn phim cũng nhắc về câu chuyện người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác phải chịu cảnh tù đày, lao động cưỡng bức và các chính sách xã hội bất công, những hành động đó không chỉ nhằm phá hủy văn hóa và tín ngưỡng của họ, mà như cựu Ngoại trưởng Pompeo đã cho biết trong tuyên bố, là kế hoạch hủy diệt người Duy Ngô Nhĩ của ĐCSTQ. Phim mô tả tỉnh Tân Cương giống như một khu vực bị giám sát và một nhà tù ảo. Người dân ở đó luôn bị camera chính phủ theo dõi và bị chấm điểm tín dụng xã hội dựa trên các hoạt động. Những người cầu nguyện hoặc thực hiện các hành động không được ĐCSTQ cho phép đã bị đánh đập, hãm hiếp, bỏ tù, và thậm chí bị giết hại.
Kể từ năm 2016 đến nay, số người chịu cảnh như vậy lên đến cả triệu người (hoặc thậm chí có thể tới 3 triệu người). Người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số khác đã bị buộc ra khỏi nhà, đưa vào nơi được gọi là “trung tâm cải tạo” và phải ở đó trong nhiều năm. Còn phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đã bị quan chức ĐCSTQ công khai hạ nhục là “cỗ máy sinh sản”, họ bị cưỡng bức phá thai hoặc triệt sản trên diện rộng. Nhiều người trong số họ có chồng bị nhốt trong các “trung tâm cải tạo”, trong khi phụ nữ bị buộc phải sống với người Hán, có thể ví như tội cưỡng hiếp được nhà cầm quyền ủng hộ.
Quốc hội Mỹ đã xác định rằng các “trung tâm cải tạo” ở Tân Cương được sử dụng như các công xưởng cưỡng bức lao động, hối thúc lưỡng đảng lên án và có biện áp ngăn chặn thảm họa nhân đạo đang diễn ra.
Đoạn video kể lại câu chuyện thật về hai nạn nhân người Duy Ngô Nhĩ, họ có người thân đã bị “mất tích” (đưa vào “trung tâm cải tạo”). Ngay cả khi xin được tị nạn ở Mỹ thì vẫn bị theo dõi và gây khó chịu với ý đồ muốn ép buộc họ trở về Trung Quốc. Nhưng vì lo lắng cho hoàn cảnh của người thân và cộng đồng, họ đã nỗ lực lên tiếng và đấu tranh.
Không may, đây chỉ là phần nổi tảng băng chìm của vô số tội ác mà ĐCSTQ đã gây ra tại Trung Quốc và trên thế giới, gồm cả ở Mỹ, vi phạm các quy tắc/nghị quyết của Mỹ, và/hoặc luật pháp quốc tế. Do đó, theo Sắc lệnh hành pháp Số 13773 của cựu Tổng thống Trump, phải dựa theo luật pháp liên bang về vấn đề tổ chức tội phạm xuyên quốc gia và ngăn chặn các giao dịch bất hợp pháp quốc tế, qua đó xác định ĐCSTQ là tổ chức tội phạm xuyên quốc gia (TCO) để hiện thực hóa trong chính sách hành động nhằm ngăn chặn hiệu quả thế lực tội phạm xuyên quốc gia và các tổ chức liên kết ở Mỹ và nước ngoài, bao gồm cả việc áp dụng khởi tố về tội hình sự.
Theo Lệnh hành chính số 13773, trước đây chính phủ liên bang đã xác định nhiều thực thể là tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm cả vụ việc ngày 15/10/2018 xác định Hezbollah, tổ chức chính trị-vũ trang của người Liban theo đạo Hồi dòng Shi’a, là tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Kể từ đó, các quan chức kế nhiệm của Mỹ đã công khai mô tả các hoạt động tội phạm do ĐCSTQ gây ra, đặt nền tảng cho việc tuyên bố ĐCSTQ phạm tội diệt chủng.
Thực hiện bước này, đặc biệt khi xét đến việc ĐCSTQ đã được chính thức công nhận là phạm tội diệt chủng do nhà nước bảo trợ, sẽ là căn cứ xác định ĐCSTQ là tổ chức bất hợp pháp, qua đó ngăn chặn các cá nhân và thực thể Mỹ dính líu quan hệ, đóng góp hoặc tạo điều kiện cho các hoạt động của họ để tự biến thành đồng phạm. Giờ đây, vấn đề này cần được chính quyền Biden thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
The Đài VOA Mỹ đưa tin, ngày 27/1, đại diện thường trực của Mỹ tại Liên Hợp Quốc được Tổng thống Biden đề cử, bà lLinda Thomas-Greenfield đã tuyên bố trong phiên điều trần xác nhận của Thượng viện rằng, Bộ Ngoại giao đang xem xét xác nhận tuyên bố của chính quyền cựu Tổng thống Trump trong tội trạng của ĐCSTQ ở Tân Cương, liên quan đến phạm tội diệt chủng đối với người Hồi giáo và các dân tộc thiểu số khác, để đảm bảo rằng quyết định có thể được duy trì tiếp tục.
Quyết định chính thức của Chính phủ Mỹ về tội diệt chủng có ý nghĩa chính trị và pháp lý quan trọng.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài VOA Mỹ hồi đầu tháng 11 năm ngoái, ông Miles Yu – Cố vấn Kế hoạch và Chính sách Trung Quốc của Ngoại trưởng Pompeo, được hỏi liệu Mỹ có coi việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ là tội diệt chủng hay không. Ông trả lời rằng Chính phủ đang xem xét dựa theo trình tự các thủ tục pháp lý. Ông nói: “Việc chỉ định hành động tàn bạo hoặc diệt chủng phải đáp ứng một số tiêu chuẩn. Hiển nhiên trong đó có vấn đề tiêu chuẩn pháp lý. Tôi nghĩ nếu chúng ta xem xét tất cả các bằng chứng chúng ta đã thu thập và những gì thế giới đã chứng kiến, việc xác định tội diệt chủng trong hành động tàn bạo ở Tân Cương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đáng xem xét. Quá trình xem xét này theo logic và thời gian cụ thể.”
Trong thời gian tranh cử Tổng thống, đội của ông Biden cũng coi việc ĐCSTQ đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương là tội diệt chủng. Tuần trước tại buổi điều trần xác nhận, Ngoại trưởng mới Tony Blinken cho biết rằng ông ủng hộ quyết định của chính quyền tiền nhiệm Pompeo trong xác định ĐCSTQ phạm tội diệt chủng ở Tân Cương. “Tôi nghĩ rằng chúng tôi rất đồng tình trong vấn đề người Duy Ngô Nhĩ. Việc bắt buộc đàn ông, phụ nữ và trẻ em vào “trung tâm cải tạo” thực chất là nhằm cải biến họ buộc phải tuân thủ tư tưởng của ĐCSTQ, những điều đó cho thấy nạn diệt chủng là một thực tế. Vì vậy, tôi đồng ý với kết luận này”, ông Blinken nói.
Ngoài ra trong cuộc họp báo đầu tiên của Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ mới vào ngày 27/1 ông cũng nhắc lại việc, những hành động tàn bạo của ĐCSTQ với người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã cấu thành tội ác diệt chủng.
Tiêu Nhiên, Vision Times
Xem thêm:
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…