Ông David Kilgour, cựu quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, được biết đến với những cống hiến cho sự nghiệp nhân quyền, đã qua đời ở tuổi 81 tại Ottawa vào ngày 5/4 vừa qua.
Vợ của ông Kilgour, bà Laura Scott, cho biết ông mắc căn bệnh phổi hiếm gặp, tình trạng xấu đi nhanh chóng trong tháng qua.
Trong 27 năm làm Nghị sĩ Quốc hội, ông Kilgour đã đạt được danh tiếng toàn cầu với tư cách là một nhà vận động quốc tế cho nhân quyền. Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn hoạt động tích cực trong các hoạt động nhân quyền – đặc biệt là cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với người thiểu số, bao gồm nhóm Pháp Luân Công. Năm 2010, ông đã được đề cử giải Nobel Hòa bình cho cuộc điều tra độc lập về tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ.
Năm 2006, ông Kilgour và luật sư nhân quyền nổi tiếng khác người Canada là ông David Matas đã cùng công bố báo cáo điều tra độc lập về việc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công. Các phương tiện truyền thông lớn ở Đức, Mexico, Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ… đều liên tiếp đưa tin về báo cáo này.
Vào ngày 16/1/2010, chi nhánh Thụy Sĩ của Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế (IGFM) đã trao Giải thưởng Nhân quyền năm 2009 cho 2 ông Kilgour và Matas vì công việc của họ trong việc điều tra ĐCSTQ mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và tù nhân lương tâm, do đó năm 2010 ông trở thành ứng viên cho Giải Nobel Hòa bình.
Nghị sĩ từ nhiều nước đã liên tiếp thúc đẩy luật pháp liên quan ở nước họ để ngăn chặn việc lạm dụng cấy ghép nội tạng. Ông Kilgour cho biết vào năm 2016 rằng, trong 10 năm qua, ông và ông Matas đã đến thăm hơn 50 nước và nhận thấy rằng Chính phủ ĐCSTQ đã sử dụng lợi ích kinh tế để cản trở việc bảo vệ nhân quyền ở nhiều quốc gia, nhưng năm 2006 đã đi đến một bước ngoặt.
Tháng 12/2021, ông Kilgour đã nhận được “Giải thưởng Nhà lãnh đạo Nhân đạo Toàn cầu năm 2021” từ Tổ chức “Hỗ trợ cấp bách của Canada đối với người tị nạn” (CSRDN), để ghi nhận việc ông Kilgour tuân thủ các nguyên tắc hòa bình, công lý và lòng nhân ái, “đứng lên chống lại bất công”, đặc biệt là phơi bày nạn mổ cướp nội tạng sống tại Trung Quốc phát triển đến quy mô trở thành “chuyên nghiệp”, “ông Kilgour đã sử dụng kiến thức, kỹ năng, tài năng và ngoại giao của ông để trở thành một nhà lãnh đạo gương mẫu”.
Các cuốn sách của ông Kilgour về mổ cướp nội tạng sống bao gồm “Mổ cướp nội tạng sống đẫm máu” (STATE ORGANS) và “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody Harvest).
Từ lâu, ông Kilgour đã luôn quan tâm thúc đẩy các giá trị phổ quát như dân chủ, tự do và nhân quyền; ông thường lo ngại về sự đối xử bất bình đẳng đối với Đài Loan trong cộng đồng quốc tế. Tại Trường Đối ngoại và Quan hệ Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Đài Loan, ông Kilgour từng phát biểu về quan hệ Đài Loan – Canada: “Đã đến lúc Canada cần hỗ trợ Đài Loan”.
Ngày 3/2/2022 tờ “Công dân Ottawa” của Canada đã đăng bài của ông Kilgour: “Thế vận hội Mùa đông – Tại sao chúng ta gọi là Thế vận hội diệt chủng”, chỉ ra lý do tại sao Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh được xem như là “Thế vận hội diệt chủng”, nghĩa là cuộc bức hại đối với người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, và các học viên Pháp Luân Công, của ĐCSTQ đã phạm tội ác chống lại loài người. ĐCSTQ đã mổ cướp nội tạng, thúc đẩy chủ nghĩa toàn trị và tước đoạt tự do và quyền của người dân Hồng Kông với Luật An ninh Quốc gia áp dụng tại Hồng Kông.
Ông kêu gọi Ủy ban Olympic Quốc tế ngừng trao quyền đăng cai Thế vận hội cho các chế độ độc tài, đồng thời kêu gọi thế giới hành động để bảo vệ quyền của tất cả người dân Trung Quốc.
Gia đình của ông Kilgour cho biết ông vẫn giữ liên lạc với bạn bè và đồng nghiệp trên khắp thế giới trong những ngày cuối cùng trước khi qua đời.
Ông Kilgour đã phục vụ khu vực bầu cử thành phố Edmonton từ năm 1979 – 2006, được biết đến là một chính trị gia độc lập và thẳng thắn, không ngại thách thức các đồng nghiệp trong Quốc hội – ngay cả người đứng đầu các Đảng.
Năm 1979, với tư cách là thành viên của Đảng Bảo thủ Cấp tiến, lần đầu tiên ông Kilgour được bầu làm nghị sĩ cho khu vực Edmonton-Strathcona. Ông rời nhóm nội các của Thủ tướng Brian Mulroney vào năm 1990 vì phản đối việc thực thi Thuế Hàng hóa và Dịch vụ (Goods and Services Tax, GST).
Sau đó vài tháng, ông gia nhập Đảng Tự do và từ năm 1997 – 2002 giữ chức Vụ trưởng Canada khu vực châu Mỹ Latin và châu Phi, và từ năm 2002 – 2003 là khu châu Á – Thái Bình Dương.
Năm 2005, lần thứ hai trong sự nghiệp, ông Kilgour công khai từ bỏ một đảng lớn – rời khỏi Đảng Tự do, vì theo ông có khoảng 10 vấn đề trong đảng (tiêu biểu như vụ bê bối tài trợ và kế hoạch hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính).
Nói về lý do của việc này, ông Kilgour cũng trích dẫn việc Canada không muốn tham gia hoạt động quốc tế nhằm ngăn chặn nạn diệt chủng ở vùng Darfur của Sudan. Cuối cùng Ottawa đã cung cấp viện trợ nhân đạo cho Sudan, động thái một phần nhờ sự kiên trì đấu tranh của ông Kilgour.
Từ năm 2005, ông Kilgour là nghị sĩ độc lập cho đến năm 2006 thì ông nghỉ hưu.
Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…