Hôm thứ Năm (11/1), Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde, đã cảnh báo rằng việc cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng “rõ ràng là một mối đe dọa” đối với châu Âu, dựa trên bản chất ưu tiên nước Mỹ trong các chính sách trước đây của ông.
Bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (Ảnh: Horacio Villalobos/Getty Images)
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền thông France 2, bà Lagarde, vốn là một luật sư người Pháp theo chủ nghĩa toàn cầu hóa, đã đưa ra nhận định về sự khác biệt giữa châu Âu và một người không mấy mềm dẻo như ông Trump.
Khi đưa ra nhận định này, bà Lagarde đã phá vỡ truyền thống của những người đứng đầu ngân hàng trung ương là tránh xa chính trị và ít bình luận trực tiếp về các cuộc bầu cử nước ngoài.
Những lời của bà Lagarde ẩn chứa sự lo lắng ngày càng tăng của các nhà lãnh đạo châu Âu rằng chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 năm nay sẽ tạo nên đến một chính quyền Hoa Kỳ độc lập, một Nhà Trắng ít trập trung vào châu Âu hơn, một chính quyền ít có khả năng phải phục tùng Brussels trong hàng loạt các vấn đề.
Theo Chủ tịch ECB, sự trở lại của ông Trump có thể khiến Mỹ bất đồng với châu Âu trong một số lĩnh vực, bao gồm chủ nghĩa bảo hộ thương mại, vấn đề hỗ trợ quân sự cho NATO và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Bà Lagarde phát biểu:
“Nếu chúng ta học được bài học từ lịch sử, nhìn cách ông ấy lãnh đạo trong bốn năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình, thì [sự trở lại của Trump] rõ ràng là một mối đe dọa.
Chỉ cần nhìn vào thuế quan thương mại, cam kết với NATO, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu… Chỉ riêng trong ba lĩnh vực này, trước đây, lợi ích của Mỹ không đồng điệu với lợi ích của châu Âu.”
Khi được hỏi liệu nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump có thể dẫn đến việc chỉ còn một mình châu Âu hỗ trợ Ukraine chống lại cuộc xâm lược toàn diện từ Nga hay không, bà Lagarde cho rằng điều này khó xảy ra: “Bởi vì trong Quốc hội Hoa Kỳ, một số thành viên được bầu có thái độ thù địch sâu sắc với cuộc chiến khủng khiếp của Nga chống lại Ukraine cũng như những người sẽ tiếp tục tài trợ và hỗ trợ Ukraine.”
Tờ Financial Times đưa tin rằng bà Lagarde, từng là bộ trưởng trong chính phủ Pháp trước khi trở thành người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào năm 2011 và sau đó là chủ tịch ECB, đã bác bỏ tin đồn rằng bà có thể rời ECB trước khi hết nhiệm kỳ 8 năm vào năm 2027 để tái tham gia chính trường.
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…