Chuyên gia Hàn Quốc: WHO đang “lấy lòng Trung Quốc”

Dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ do virus corona chủng mới bùng phát tại Trung Quốc, liên tiếp hoành hành khắp toàn cầu. Bắc Kinh tuyên bố đã kiểm soát được tình hình, hơn nữa số người nhiễm bệnh cũng không ngừng được sửa đổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng ca ngợi phương thức xử lý của Chính phủ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), hy vọng những nước khác có thể học hỏi. Về chuyện này, chuyên gia Hàn Quốc bị lây nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’, Kim Woo-ju (Kim Vũ Chu), giáo sư nội khoa, Bệnh viện Guro, Đại học Hàn Quốc lại thẳng thắn chỉ ra, xét từ số liệu của Hàn Quốc và những quốc gia khác, căn bản là WHO đang “lấy lòng Trung Quốc”, thông tin của tổ chức này hoàn toàn không đáng tin.

Ông Kim Woo-ju (bên phải) chỉ chích hành vi “làm cái loa” cho ĐCSTQ của WHO (Ảnh: AP, YouTube)

“Tin tức Bác sĩ” cho biết, ông Kim Woo-ju quay video đăng tải lên mạng internet, phát biểu quan điểm về tình hình dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’. Ông chỉ ra, số ca lây nhiễm tại Hàn Quốc không ngừng leo thang, thậm chí mỗi ngày đều tăng lên hơn 500 ca. Nếu tiếp tục phát triển theo tỷ lệ tăng trưởng này, dự tính tới tháng Ba, số người lây nhiễm tại Hàn Quốc e rằng sẽ vượt quá con số hơn 10.000 người.

Kim Woo-ju, chuyên gia Hàn Quốc bị nhiễm COVID-19, cảnh báo tới tháng Ba, số người xác nhận lây nhiễm tại Hàn Quốc e rằng sẽ lên tới hàng vạn người (Ảnh: “Tin tức Bác sĩ”)

Trong một video khác, ông Kim Woo-ju chuyển chủ đề, không chút kiêng nể, ông chỉ trích hành động WHO làm cái loa phóng thanh thay cho Bắc Kinh. Trước kia WHO còn cực lực khen ngợi phương thức xử lý dịch bệnh của Trung Quốc, Trung Quốc cũng tuyên bố tình hình dịch bệnh đã bước sang “thời kỳ ổn định”. Tuy nhiên, phóng tầm mắt nhìn ra thế giới, thì các quốc gia đều đang phòng ngừa đại dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’. Hơn nữa, số ca xác nhận lây nhiễm tại Hàn Quốc cũng liên tục tăng cao, điều này khiến ông Kim Woo-ju thẳng thắn kêu gọi, căn bản không thể tin tưởng cách nói của WHO.

Ông Kim Woo-ju còn nói, Hàn Quốc không thể lựa chọn phương thức phong tỏa thành phố như Trung Quốc. Vậy nên cách bảo vệ người dân hữu hiệu nhất hiện nay chính là triệt để thực thi các biện pháp y tế, đồng thời giữ khoảng cách hơn 2m giữa mọi người với nhau. Thậm chí không nên tham dự các buổi hội họp quy mô lớn.

Mối quan hệ giữa ông Tedros Adhanom và Trung Quốc

Khi dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ bùng phát, WHO liên tục biện hộ cho Trung Quốc. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO còn nhiều lần ca ngợi công tác phòng dịch hoàn thiện của Trung Quốc. Tuy nhiên, hành động này không được ngoại giới tán đồng.

Theo Đài Truyền hình Tokyo Nhật Bản (TV Tokyo) cho biết, cách xử lý dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ lần này đã vô tình phơi bày mối quan hệ thân thiết giữa WHO và ĐCSTQ. Ngay lúc ban đầu, trong việc quyết định đưa dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ thành vấn đề “Sự kiện khẩn cấp y tế cộng đồng được quốc tế quan tâm”, WHO lại luôn thể hiện thái độ trì hoãn. Thậm chí ông Tedros Adhanom còn nhấn mạnh, đây là tình hình khẩn cấp trong địa hạt Trung Quốc, không phải là tình huống khẩn cấp trên phạm vi quốc tế. Cuối cùng, đến khi số ca tử vong tại Trung Quốc leo thang chóng mặt, hơn nữa số người xác nhận lây nhiễm đã lên tới 6.000 người, WHO mới đành phải thừa nhận đây là tình huống khẩn cấp của quốc tế.

Dẫu số ca tử vong tại Trung Quốc đã vượt quá tưởng tượng của ngoại giới, nhưng trong buổi họp báo, ông Tedros Adhanom vẫn tuyên bố ĐCSTQ đã dốc sức hỗ trợ Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc, công tác quản lý ứng phó với sự kiện khẩn cấp của nước này rất đáng ca ngợi. Hơn nữa, ông Tedros Adhanom còn kêu gọi các nước trên thế giới, không cần phải tiến hành các biện pháp hạn chế du lịch và thương mại quốc tế với Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch bệnh.

Newtalk cho biết, một kênh truyền thông của Nhật đã tiết lộ, từ năm 2007, ông Tedros Adhanom bắt đầu đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc của WHO, chủ yếu là theo đề xuất của Chính phủ Bắc Kinh. Trong nhiệm kỳ của mình, Đài Loan, một quan sát viên của Tổ chức Y tế Thế giới, đã được thông báo phải đổi tên thành “tỉnh Đài Loan, Trung Quốc”. Vào năm 2011, bà Bành Lệ Viện, phu nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được cử làm đại sứ thân thiện về việc phòng chống lao và AIDS của WHO.

Được biết, ông Tedros Adhanom vốn là một bác sĩ tại Ethiopia, đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Y tế của nước này vào năm 2007. Năm 2012, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Khi đó, Trung Quốc đang đầu tư một khoản tiền khổng lồ lên tới khoảng 24,2 tỷ USD tại Ethiopia. Số tiền này nhiều hơn gấp 1,75 lần so với ngân sách quốc gia của Ethiopia. Con số này tại khu vực châu Phi, chỉ đứng sau Nigeria và Angola. Từ đó có thể thấy rằng ông Tedros Adhanom có mối quan hệ vô cùng mật thiết với giới chức Trung Quốc.

Minh Tú

Xem thêm:

Minh Tú

Published by
Minh Tú

Recent Posts

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

3 phút ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

9 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

10 giờ ago