Vào ngày 22/3, cuộc họp bên lề Khóa họp lần thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc sẽ thảo luận về việc ngăn chặn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mổ cướp nội tạng.
(Ảnh minh họa: Getty Images)
Chủ đề cuộc họp bên lề của Khóa họp lần thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc là “Tình trạng vi phạm nhân quyền leo thang trong thế kỷ 21: Cưỡng bức mổ cướp nội tạng người sống do nhà nước tài trợ” (Escalation of Human Rights Violations in the 21st century: State-sponsored Forced Organ Harvesting of Living People).
Tại đây, những nhân vật quan trong trong giới chính trị và chuyên gia đến từ Mỹ, châu Âu và Đài Loan sẽ thảo luận qua truyền hình, để tìm kiếm giải pháp ngăn chặn tội ác chống lại loài người của ĐCSTQ.
Cuộc họp còn có sự góp mặt của hơn 10 diễn giả từ 11 quốc gia, bao gồm các chính trị gia, giới luật pháp, giới y tế, truyền thông và học thuật, các tổ chức phi chính phủ, bao gồm cả Dân biểu liên bang kỳ cựu của Mỹ Steve Chabot; thành viên thuộc Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu Peter van Dalen; thành viên Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Quốc hội Bỉ Annick Ponthier; thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Đài Loan và Ủy viên Giám sát Điền Thu Cẩn; Chủ tịch Tổ chức Tự do tín ngưỡng CAP Thierry Valle; người đoạt Huy chương Người Canada, Luật sư David Matas; Chủ tịch Ban chỉ đạo “Tuyên ngôn thế giới về chống và ngăn chặn mổ cướp nội tạng sống” Chu Uyển Kỳ (Theresa Chu).
Đơn vị tổ chức cuộc họp bên lề bao gồm “Tổ chức Tự do tín ngưỡng CAP” châu Âu (CAP Freedom of Conscience) – một tổ chức có tư cách tham vấn trong Liên Hợp Quốc và Tổ chức Các Bác sĩ Chống Mổ cướp Nội tạng (DAFOH).
Trong thời gian diễn ra cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm ngoái, 5 tổ chức phi chính phủ ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á, bao gồm tổ chức “Tự do tín ngưỡng CAP” châu Âu (CAP Freedom of Conscience), “Hiệp hội Các Bác sĩ Chống Mổ cướp Nội tạng sống” (DAFOH), “Ủy ban Xem xét Du lịch Cấy ghép Tạng” Nhật Bản (TTRA), “Hiệp hội Đạo đức Cấy ghép Nội tạng” Hàn Quốc (KAEOT) và “Hiệp hội Quan tâm Nội tạng Quốc tế Đài Loan” (TAICOT) đồng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Chống Mổ cướp nội tạng trong 6 lĩnh vực ở 19 quốc gia, và công bố “Tuyên ngôn thế giới về chống và ngăn chặn mổ cướp nội tạng sống”.
Tháng 9 năm ngoái, ông Thierry Valle, chủ tịch của “Tổ chức Tự do tín ngưỡng CAP”, cho biết “Tuyên ngôn thế giới về chống và ngăn chặn mổ cướp nội tạng sống” sẽ tập hợp cộng đồng quốc tế xung quanh hiến chương, đặt nền tảng đoàn kết quốc tế cho việc bảo vệ nhân loại, để ngăn chặn tội ác chống lại tôn nghiêm của nhân loại.
Ông Changrok Soh, cố vấn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và là chuyên gia về nhân quyền của Liên Hợp Quốc, năm ngoái cho biết ông hoan nghênh “Tuyên ngôn thế giới về chống và ngăn chặn mổ cướp nội tạng sống”. Trong hơn một thập kỷ, ĐCSTQ đã bị cáo buộc mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm. Hàng chục ngàn người tập Pháp Luân Công, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các tù nhân lương tâm khác đã bị giết và trở thành nguồn cung cấp nội tạng.
Vào ngày 14/6 năm ngoái, 12 chuyên gia nhân quyền độc lập từ Liên Hợp Quốc, trong đó có 8 báo cáo viên đặc biệt, cùng cho biết họ vô cùng sốc trước những báo cáo về nhiều cáo buộc mổ cướp nội tạng từ những nhóm thiểu số như người tập Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng ở Trung Quốc. Họ kêu gọi phía Trung Quốc nhanh chóng phản ứng trước các cáo buộc và cho phép các cơ chế nhân quyền quốc tế giám sát độc lập.
Hồi tháng 6/2019, một tòa án nhân dân độc lập có trụ sở tại Anh đã đưa ra kết luận cho biết: “việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm đã được thực hiện trên quy mô lớn, trong một thời gian dài, dẫn tới số lượng nạn nhân rất lớn”, và “người tập Pháp Luân Công là một nhóm nạn nhân, và có thể là nguồn cung cấp tạng chính cho hoạt động này”.
Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là môn tu luyện của Phật gia chiểu theo nguyên lý đạo đức cốt lõi là: Chân – Thiện – Nhẫn, kết hợp với 5 bài tập công pháp nhẹ nhàng và dễ tập luyện, có tác dụng kỳ diệu trong việc chữa bệnh, tăng cường thể lực và thăng hoa đạo đức. Kết quả của một cuộc khảo sát do Tổng cục Thể dục thể thao của ĐCSTQ thực hiện vào tháng 5/1998 cho thấy, tổng tỷ lệ hiệu quả chữa bệnh và cải thiện sức khỏe của Pháp Luân Công là 97,9%. Sau khi được nhà sáng lập – Đại Sư Lý Hồng Chí giới thiệu lần đầu tiên tại thành phố Trường Xuân, thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc vào ngày 13/5/1992, Pháp Luân Công đã thu hút được khoảng 70 triệu đến 100 triệu học viên. |
Trí Đạt (t/h)
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…