Thế Giới

Cựu quan chức LSQ Trung Quốc: Pháp Luân Công bị bức hại một cách có hệ thống

Ngày 21/7/2005, Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Hoa Kỳ và Ủy ban Quan hệ Quốc tế đã tổ chức một phiên điều trần chung. Ông Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin), cựu lãnh sự chính trị của Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, đã tiết lộ Pháp Luân Công bị bức hại một cách có hệ thống, gây chấn động thế giới.

Ông Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin), cựu lãnh sự chính trị của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney. (Ảnh: Epoch Times)

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 25 năm phản bức hại của các học viên Pháp Luân Công. Cuộc phản bức hại đang diễn ra này bắt đầu vào ngày 20/7/1999. Vào thời điểm lịch sử quan trọng đó, điều đặc biệt quan trọng là tưởng nhớ tới những người đã đứng lên vạch trần sự thật.

Hai tháng trước phiên điều trần, ông Trần Dụng Lâm, đã làm chứng rằng chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công là “chiến đấu quyết liệt, không chừa đường lui, tấn công phủ đầu và chủ động xuất kích.”

Các nhà ngoại giao Trung Quốc được chỉ thị phỉ báng Pháp Luân Công, và phân phát các tài liệu chống Pháp Luân Công bất cứ khi nào có thể. Lợi ích tài chính và áp lực chính trị mạnh mẽ đều là những chiến thuật được sử dụng để vận động các quan chức nước ngoài.

Ông chỉ ra rằng: “Thế giới phương Tây thường coi Trung Quốc là một cường quốc kinh tế mới nổi, hy vọng thu được lợi ích kinh tế đáng kể từ nước này, và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với chế độ Cộng sản Trung Quốc.

Nhưng mọi người cần luôn nhớ rằng ngay từ khi mới bắt đầu, chế độ ĐCSTQ đã là một tà giáo. Làm ăn với một Chính phủ như thế này chính là đang nuôi dưỡng bầy sói. Một ngày nào đó, khi người dân Mỹ nhận ra điều này, thì có thể đã quá muộn, vì bầy sói đã trở nên đủ mạnh để phá hủy nền dân chủ.”

Ông nói rằng các quan chức chính phủ nước ngoài là mục tiêu chính trong cuộc tấn công tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ. Các mục tiêu khác bao gồm những tổ chức phi chính phủ, thư viện, trường học, khách lãnh sự quán và giới truyền thông.

Các kênh truyền thông địa phương bằng tiếng Hoa hầu hết đều nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ. Vì họ dựa vào quảng cáo và tài trợ từ một số công ty lớn của Trung Quốc để tồn tại. Ông nói tình hình ở Mỹ cũng tương tự như ở Úc.

Ông làm chứng rằng các cơ quan đại diện của ĐCSTQ ở nước ngoài coi việc chống lại Pháp Luân Công là một trong những nhiệm vụ chính của họ.

Tháng 2/2002, Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney đã thành lập một “Đội đặc nhiệm chống Pháp Luân Công” do Tổng lãnh sự và Phó Tổng lãnh sự đứng đầu.

Các thành viên bao gồm Phòng Nghiên cứu Chính trị, Phòng Xúc tiến Văn hóa, Vụ Hoa kiều, Phòng Thương mại và Giáo dục của Tổng Lãnh sự quán với đại diện của mỗi phòng. Đội đặc nhiệm này họp 2 tuần 1 lần.

Ông cho biết, vấn đề Pháp Luân Công là ưu tiên hàng đầu của Lãnh sự quán Trung Quốc, là nhiệm vụ hàng ngày và lâu dài. Mô hình “chiến tranh chống Pháp Luân Công” ở Úc cũng giống như ở Hoa Kỳ, tất cả đều được quản lý bởi hệ thống “Phòng 610” của ĐCSTQ, tổ chức phi pháp chuyên đàn áp Pháp Luân Công.

Chẳng hạn, ông nói rằng để thu hẹp “không gian sống” của Pháp Luân Công ở nước ngoài, ĐCSTQ đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm các hoạt động tuyên truyền chống Pháp Luân Công trên quy mô lớn, sử dụng các biện pháp kinh tế, gây áp lực lên chính quyền địa phương, huy động cộng đồng, sinh viên và các doanh nghiệp, đồng thời giám sát chặt chẽ hoạt động của Pháp Luân Công.

“Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một cuộc đàn áp toàn hệ thống. Tất cả các cơ quan của chính quyền trung ương Trung Quốc đều tham dự, gồm Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Công an và cơ quan thu thập thông tin tình báo khác.”

Tại cuộc họp, ông Chris Smith, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền, đề cập dựa trên kinh nghiệm của ông trong 3 chuyến thăm thực tế tới Trung Quốc trong 20 năm qua, khi đối mặt với các yêu cầu cải thiện nhân quyền của Hoa Kỳ, Chính phủ Trung Quốc thường chỉ “lắng nghe một cách lịch sự nhưng hoàn toàn phớt lờ những gì bạn nói”.

Ông đề cập đến cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng (Li Peng). Khi đó, ông chuẩn bị trao cho ông Lý Bằng danh sách các tù nhân lương tâm tôn giáo đang bị giam giữ ở Trung Quốc.

“Thậm chí ông ấy còn không chịu giơ tay nhận lấy danh sách. Chúng tôi phải giao nó cho người của ông ấy. Điều này cho thấy rõ thái độ coi thường của ông ấy và các đồng nghiệp đối với tôn giáo, tín ngưỡng.”

Chủ tịch Smith cảm ơn sự tham dự của ông Trần Dụng Lâm. Ông nói, lời khai của ông Trần Dụng Lâm thực sự gây chấn động. Ông Trần Dụng Lâm, một người từng làm việc cho Chính phủ Trung Quốc đã đến Ủy ban Giám sát và Nhân quyền Hạ viện, đã nói với mọi người một cách rõ ràng rằng ĐCSTQ đang đàn áp Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp này không chỉ diễn ra ở Trung Quốc, mà còn lan rộng ra toàn thế giới. Đây là một cuộc chiến có thương vong, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi tra tấn được coi là lựa chọn hàng đầu để tiêu diệt các học viên Pháp Luân Công. Ông cảnh báo, nếu ĐCSTQ không bị trừng phạt vì những hành động xấu xa của mình, họ có thể sẽ tiếp tục phạm nhiều tội ác hơn.

Từ tranh chấp nhân quyền đến đối xử tối huệ quốc

Phiên điều trần nói trên diễn ra vào tháng 7/2005. Năm 2001, Trung Quốc mới chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và được hưởng quy chế tối huệ quốc với tư cách là một nước đang phát triển, được Hoa Kỳ và các nước hoan nghênh.

Thậm chí tất cả các nền kinh tế lớn đều mở cửa cho Trung Quốc. Tháng 9/2006, cuộc Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung Quốc-Mỹ được khởi động tại Bắc Kinh.

Tuy nhiên hơn 20 năm sau, cánh cửa này dường như đã đóng lại. Hiện giờ, hãy quay ngược kim đồng hồ về 19 năm trước và nhìn lại phiên điều trần do Quốc hội tổ chức vào tháng 7/2005. Cuộc thảo luận của một số thành viên Quốc hội về nhân quyền và kinh tế của Trung Quốc có thể mang lại một số hiểu biết.

Khi đó, Nghị sĩ Thomas Tancredo của bang Colorado cho biết, trong cuộc tranh luận về đãi ngộ tối huệ quốc, ngay từ đầu ông đã không tin rằng WTO sẽ thay đổi được hành vi của Chính phủ Trung Quốc, dù ĐCSTQ luôn nỗ lực vận động hành lang cho việc này.

Ông nói, họ đã sử dụng một số logic kỳ lạ, rằng nếu chúng ta cho phép Trung Quốc gia nhập WTO, về cơ bản, điều đó sẽ thay đổi Trung Quốc thành một nền dân chủ kiểu Jefferson. Quyền tự do của Trung Quốc sẽ lan rộng đến mọi lĩnh vực. Họ sẽ đối xử tốt hơn với chính người dân của mình. Ông nghĩ điều này thật nực cười và sẽ không bao giờ xảy ra.

Khi đó, nghị sĩ bang California Dana Rohrabacher cũng cho rằng cho phép ĐCSTQ gia nhập WTO cũng giống như việc ôm lấy Đức Quốc xã và tạo ra chủ nghĩa tự do. Đó là kiểu lý luận như nếu bạn đối xử tốt với họ, họ sẽ trở thành những người theo chủ nghĩa tự do, dân chủ và nhân đạo.

Ông phản đối quan điểm này, đồng thời chỉ ra rằng dưới thời Tổng thống Reagan, Mỹ đã cố gắng cô lập Liên Xô, chứ không phải mang lại lợi ích cho nước này.

Ông nói, chiến lược của Mỹ lúc đó hoàn toàn trái ngược, chứ đừng nói đến việc cấp tín dụng, quy chế tối huệ quốc, hay cho họ vay từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu. Khi đó, Hoa Kỳ đã nỗ lực hết sức nhằm cô lập Liên Xô về mặt kinh tế. Đây chính là nguyên nhân đã lật đổ chế độ độc tài cộng sản này.

Ông cho rằng nếu Mỹ không kiểm soát vấn đề đàn áp của Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời gửi những tín hiệu khó hiểu tới Bắc Kinh về nhân quyền và thương mại với Trung Quốc, thì kết quả sẽ là chỉ là “nuôi ong tay áo”.

ĐCSTQ đã sử dụng ảnh hưởng ngày càng tăng của mình ở Hoa Kỳ, đàn áp xuyên biên giới các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài. Giới lãnh đạo Bắc Kinh kiêu ngạo đến mức, thậm chí họ còn đàn áp các học viên Pháp Luân Công đang sống ở Hoa Kỳ.

Khi đó, nữ nghị sĩ bang California Diane Watson cũng đề cập rằng ngày càng có nhiều công ty Mỹ chuyển dây truyền sản xuất sang Trung Quốc, đa phần là nhằm hưởng lợi từ việc Trung Quốc (ĐCSTQ) tước đoạt quyền lợi của người lao động, hạ lương, thậm chí sử dụng lao động nô lệ.

Bà chỉ trích cách ĐCSTQ đối xử hèn hạ với nhiều công dân của mình. Bà nói rằng sự hợp tác này không chỉ làm giảm cơ hội việc làm của người Mỹ, mà còn vi phạm các giá trị của Mỹ.

Tuy nhiên, hiện nay dưới sự nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công nhằm vạch trần cuộc đàn áp phi nhân tính của ĐCSTQ, Chính phủ Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới đã nhận rõ bản chất tà ác của đảng này.

Ngày 25/6, Dự luật Bảo vệ Pháp Luân Công (H.R. 4132) do Dân biểu Scott Perry (Đảng Cộng hòa, Pennsylvania) đề xuất, cùng 18 dân biểu khác đồng bảo trợ, đã được bỏ phiếu miệng thông qua tại toàn Hạ viện liên bang Mỹ.

Đây là dự luật đầu tiên của Mỹ nhằm giải quyết việc Bắc Kinh đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công được Hạ viện thông qua.

Tháng 4/2024, “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công” (WOIPFG) ở nước ngoài đã cung cấp cho FBI Hoa Kỳ danh sách 81.340 người phải chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp.

Danh sách bao gồm 9.011 quan chức bị tình nghi tham gia thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, và 9.109 quan chức “Phòng 610”, cùng 11.157 quan chức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, cũng như 52.063 người chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực hiện cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

1 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

18 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

27 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

32 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

54 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago