Hôm thứ Ba (14/8) Đại học Bắc Florida Mỹ đã tuyên bố sẽ bắt đầu chương trình chấm dứt hợp đồng với Viện Khổng Tử của Trung Quốc và Đại học Sư phạm Thiểm Tây, đồng thời sẽ đóng cửa Viện Khổng Tử trong trường từ tháng 02/2019 và trả lại tất cả các quỹ chưa sử dụng.
Trong một tuyên bố, Đại học Bắc Florida (University of North Florida, UNF) tọa lạc tại thành phố Jacksonville bang Florida cho biết, mục đích của sự hợp tác là để “cung cấp các khóa học văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc, nhận thức và hiểu biết lẫn nhau về văn hóa giữa Trung Quốc và Mỹ”; lý do để chấm dứt là “sau khi xem xét các chương trình đào tạo, các hoạt động và các sự kiện được tài trợ suốt bốn năm qua, và so sánh nó với sứ mệnh và mục tiêu của trường Đại học thì nhận thấy chúng không nhất quán”, nhưng tuyên bố không thảo nói chi tiết những lý do cụ thể.
Sau trường hợp tại Đại học Tây Florida, đây là lần cắt giảm Viện Khổng Tử thứ hai tại Đại học bang Florida. Hồi tháng Năm năm nay, chương trình hợp tác Viện Khổng Tử giữa Đại học Tây Florida và Đại học Tứ Xuyên cũng đã chấm dứt hợp đồng.
Viện Khổng Tử do Ban Hán ngữ (Hanban) thuộc Chính phủ của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trực tiếp quản lý, bao gồm tất cả chi phí và tuyển dụng giảng viên. Có hơn 100 Học viện Khổng Tử tại các trường đại học ở Bắc Mỹ, còn trên toàn thế giới thì số Học viện Khổng Tử vào khoảng hơn 500, tất cả đều do Chính phủ Trung Quốc bỏ kinh phí thiết lập và vận hành. Nhưng kể từ năm 2004, khi Viện Khổng Tử đầu tiên thiết lập cơ sở tại Mỹ, dự án này luôn gây tranh cãi, bị học giới nghi ngờ về nền tảng và mục đích thực sự.
Trong của một báo công bố tháng 06/2014, Hiệp hội Giáo sư Đại học Mỹ (American Association of University Professors) chỉ ra rằng, “quan hệ hợp tác giữa cơ quan quản lý Đại học và Viện Khổng Tử phải trả giá bằng hy sinh độ thành tín của trường đại học và đội ngũ giảng viên của trường”, vì Viện Khổng Tử là một cơ quan của chính phủ Trung Quốc, các hoạt động học tập nằm dưới giám sát của Ban Hán ngữ của ĐCSTQ, “hầu hết các thỏa thuận để thành lập Viện Khổng Tử đều có những điều khoản bảo mật và nhượng bộ vì các mục tiêu chính trị của chính phủ Trung Quốc mà không thể chấp nhận được”, về mặt tuyển nhân sự và chọn chương trình học chỉ để quảng bá cho chính phủ Trung Quốc.
Giáo sư Marshall Sahlins thuộc Đại học Chicago cho biết, “Viện Khổng Tử là phần mềm độc hại của giới hàn lâm”, bởi vì cách làm việc của nó phản ánh thực trạng không công chính đối với tự do học thuật và giáo dục.
Vào tháng Hai năm nay, Thượng nghị sĩ Marco Rubio bang Florida Mỹ, Chủ tịch Ban chấp hành về Trung Quốc của Quốc hội Mỹ đã gửi thư đến bốn trường Đại học và một trường trung học của bang Florida, kêu gọi chấm dứt hợp đồng với Viện Khổng Tử bị chính phủ Cộng sản Trung Quốc kiểm soát hoạt động, ông cảnh báo rằng ĐCSTQ đang tăng cường tầm ảnh hưởng tại Mỹ.
Tháng Tư, nghị sĩ đảng Dân chủ Henry Cuellar và nghị sĩ đảng Cộng hòa Michael McCaul đã gửi bức thư chung đến bốn trường đại học ở Texas bày tỏ lo lắng Viện Khổng Tử được ĐCSTQ chống lưng làm công tác tuyên truyền chính trị và hoạt động gián điệp, họ tuyên bố “khẩn thiết đề nghị các trường đại học xem xét chấm dứt hợp tác với Viện Khổng Tử cũng như các tổ chức nằm dưới hậu thuẫn của ĐCSTQ”.
Theo The Boston Globe đưa tin, nghị sĩ Seth Moulton của bang Massachusetts cũng viết thư cho Đại học Massachusetts nhằm khuyến khích cắt quan hệ với Viện Khổng Tử.
Hôm thứ Hai (13/8) Đạo luật Trao quyền Quốc phòng Mỹ (NDAA) chính thức có hiệu lực, theo đó hạn chế Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ cho những dự án Trung Quốc trong Đại học Mỹ có Viện Khổng Tử.
Ngày 14/8, Thượng nghị sĩ Rubio chia sẻ trên Twitter rằng ông hoan nghênh quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử của trường Đại học Nam Florida, đồng thời thúc giục các Đại học khác của Florida hãy sớm đưa ra những quyết định tương tự.
Năm 2009, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Lý Trường Xuân của ĐCSTQ nói rằng Viện Khổng Tử là “một phần quan trọng của cơ chế tuyên truyền ở nước ngoài của ĐCSTQ”. Năm 2011, Lý Trường Xuân phát biểu tại trụ sở Viện Khổng Tử ở Bắc Kinh rằng: “Viện Khổng Tử là thương hiệu hấp dẫn để truyền bá văn hóa ra nước ngoài. Nó đã có cống hiến quan trọng nâng cao sức mạnh mềm của Trung Quốc, vì Khổng Tử có sức hấp dẫn tự nhiên, mượn cớ dạy học tiếng Trung Quốc có vẻ rất hợp tình hợp lý.”
Theo bài viết của Josh Rogin trên Washington Post, ông Matt Salmon là cựu nghị sĩ bang Arizona, hiện là Hiệu phó của Đại học Bang Arizona (ASU) đã kêu gọi Lầu Năm Góc cung cấp kinh phí cho Viện Khổng Tử của trường và ngừng xem là vấn đề an ninh quốc gia. Tờ Nhật báo Trung Quốc (China Daily) bản tiếng Anh ngay lập tức trích dẫn quan điểm của Salmon kêu gọi Lầu Năm Góc tài trợ cho Viện Khổng Tử.
Trong thực tế, chương trình ngôn ngữ Trung Quốc của Đại học Arizona được Lầu Năm Góc tài trợ, chương trình này khá nổi tiếng, sinh viên tốt nghiệp thường trở thành quan chức an ninh quốc gia hàng đầu tham gia vào các vấn đề Trung Quốc. Viện Khổng Tử của Trung Quốc tài trợ chương trình giảng dạy tiểu học và trung học K-12 cho Đại học bang Arizona. Lầu Năm Góc cung cấp kinh phí cho Đại học bang Arizona xây dựng một kênh từ K-12 để vào chương trình chuẩn đại học.
Sau bình luận của Salmon, Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu Đại học bang Arizona tách biệt hoàn toàn dự án của Lầu Năm Góc với chương trình đào tạo của Viện Khổng Tử, họ nghi ngờ về thiện chí của Viện Khổng Tử. “Chúng tôi khẳng định rằng đây là một vấn đề an ninh quốc gia”, một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Vào tháng Hai năm nay, Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết tại buổi điều trần của Ủy ban Tình báo Thượng viện rằng FBI thấy lo ngại về Viện Khổng Tử, trong một số trường hợp sẽ có điều tra cẩn thận.
Huệ Anh
Xem thêm:
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…