Đại sứ Israel Meirav Eilon Shahar đã phản bác việc Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHCR) Michelle Bachelet cho rằng Israel nên đồng ý cho phép điều tra về “tội ác chiến tranh” mà nước này có thể đã phạm phải, hãng tin AP đưa tin.
Bà Bachelet đã trình bày chi tiết trước Hội đồng Nhân quyền về “sự leo thang đáng kể nhất của các hành động thù địch kể từ năm 2014 để lại sự tàn phá và chết chóc ở Dải Gaza” trước khi hai bên ngừng bắn vào tuần trước.
Bà Bachelet nói rằng việc quân đội sử dụng tên lửa với dân sự là bừa bãi và “rõ ràng vi phạm luật nhân đạo quốc tế.” Mặc dù bà cho biết Hamas cũng có tội, nhưng “hành động của một bên không làm cho bên kia được miễn trừ khỏi nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế.”
Bà Bachelet nói: “Các cuộc không kích ở những khu vực đông dân cư như vậy đã dẫn đến số người chết và bị thương ở mức độ cao, cũng như sự phá hủy trên diện rộng các cơ sở hạ tầng dân sự”.
“Các cuộc tấn công như vậy có thể cấu thành tội ác chiến tranh”, bà nói thêm, nếu nó bị coi là bừa bãi và không cân xứng về tác động của chúng đối với dân thường. Bà Bachelet kêu gọi Israel đảm bảo trách nhiệm giải trình, theo yêu cầu của luật pháp quốc tế trong trường hợp này, bao gồm thông qua “các cuộc điều tra khách quan, độc lập” về các hành động trong vụ leo thang.
Bà cũng chỉ trích các chiến thuật của Hamas, bao gồm bố trí các khí tài quân sự ở các khu vực dân cư đông đúc, và bắn rocket từ các cơ sở này.
Bà cảnh báo rằng trừ khi nguyên nhân gốc rễ của bạo lực được giải quyết, “chắc chắn chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi đợt bạo lực tiếp theo bắt đầu với những đau đớn và khổ sở hơn nữa cho dân thường ở tất cả các bên.”
Cuộc chiến kéo dài 11 ngày đã khiến ít nhất 248 người ở Gaza thiệt mạng, trong đó có 66 trẻ em và 39 phụ nữ. Tại Israel, 12 người cũng thiệt mạng, trong đó có hai trẻ em.
Tổ chức Hội nghị Hồi giáo đã trình bày một nghị quyết trước Hội đồng Nhân quyền. Nếu nó được thông qua, sẽ có một ủy ban thường trực được thành lập để báo cáo về các vi phạm nhân quyền ở Israel, Gaza và Bờ Tây.
Đáp lại, ông Shahar nói rằng Hamas, một tổ chức khủng bố được chỉ định bởi Mỹ và các đồng minh, đã bắn khoảng 4.400 quả rocket vào dân thường Israel. “Mỗi tên lửa này đều cấu thành tội ác chiến tranh.”
Nếu như Israel không có hệ thống phòng thủ Vòm Sắt, số lượng thương vong tại đây đã có thể lên tới rất cao.
Israel cũng cáo buộc Hội đồng Nhân quyền có thành kiến chống Israel và từ chối hợp tác với các nhà điều tra của UNHCR.
“Các ngài sẽ làm gì nếu tên lửa được bắn vào Dublin, Paris hoặc Madrid,” ông Shahar hỏi vặn.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ vào năm 2018 vì cho rằng Hội đồng này có thành kiến với Israel và không khởi được tác dụng cần có. Trong năm 2020, 3 nước thường bị cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng là Trung Quốc, Nga, Cuba đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền.
Lê Xuân
Xem thêm:
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…