Tuần trước, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho biết việc cử đoàn đại biểu đến Hàn Quốc để tham gia thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông là “cơ hội tốt để đoàn kết dân tộc.” Theo đó cuộc đàm phán được tổ chức tại khu phi quân sự Bàn Môn Điếm vào ngày 9/1. Cuộc đàm phán về Thế vận hội Mùa đông này liệu có phải là cái bẫy Kim Jong-un dành cho Trump? Điều này phải xem quan điểm của Kim Jong-un về tình hình chiến lược trên bán đảo Triều Tiên.
Tờ Fox News nhận định, cuộc thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên thành công vào năm ngoái khiến Liên Hiệp Quốc tăng cường biện pháp trừng phạt, làm Kim Jong Un đang cảm thấy cái giá phải trả quá đắt. Chính phủ Mỹ thì nhiều lần nhắc nhở “hành động quân sự” không cúi đầu trước kẻ xấu, có thể Kim Jong-un nghĩ rằng với mùa đông lạnh lẽo tại Triều Tiên thì tốt nhất nên nhân nhượng một chút, đợi đến mùa xuân nối lại đề tài ứng phó với xung đột vũ trang tiềm ẩn thì khôn ngoan hơn.
Sở dĩ Kim Jong-un muốn nối lại đàm phán với Hàn Quốc, chuyển đối đầu trên bán đảo Triều Tiên thành tạm thời hợp tác, nhằm chấm dứt chủ đề chiến tranh với Washington.
Qua cuộc đàm phán này sẽ hé mở ý định thực sự của Kim Jong-un. Đàm phán có thể theo hai khả năng:
Khả năng thứ nhất có thể là “tống tiền”. Bắc Triều Tiên đề nghị tham gia Thế vận hội Mùa đông, không quấy rối Hàn Quốc, với điều kiện là cho Bình Nhưỡng “tiền mãi lộ”, yêu cầu tiền, dầu hoặc viện trợ lương thực. Đây có lẽ là mục đích chính của Kim Jong-un.
Kim Jong-un cũng có thể “tranh thủ thời gian” để đạt được mục tiêu chiến lược: tranh thủ thời gian này để nắm vững công nghệ hạt nhân cần thiết có thể tấn công vào lãnh thổ Mỹ.
Nếu Bắc Triều Tiên không nhận được mong muốn, nó có thể lại bắn một tên lửa liên lục địa hoặc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, qua đó có thể làm rối loạn Thế vận hội Mùa đông, thậm chí làm tê liệt hoạt động thi đấu tại Thế vận hội, và hiển nhiên là Seoul sẽ mất trắng 10 tỷ Đô la Mỹ đã đầu tư.
Trong tình cảnh Washington và Seoul đã quyết định ngừng tập trận cho đến hết tháng Tư, liệu Hàn Quốc có khom lưng thỏa hiệp không?
Khả năng thứ hai là “gây chia rẽ chính trị”.
Nếu tiến trình đàm phán thành công, Bắc Triều Tiên sẽ tham gia Thế vận hội Mùa đông, vậy thì khi Kim Jong-un trở về nước sẽ ca khải hoàn trước người dân Bắc Triều Tiên rằng đã giành vị thế quốc tế tại Thế vận hội Mùa đông. Bắc Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc sẽ cùng nhau diễu hành vào sân vận động Thế vận hội. Đối với Kim Jong Un, có vẻ như không có gì không tốt. Thậm chí ông ta còn có thể cho em gái mình làm đại diện dẫn đoàn.
Kim Jong-un rất xảo quyệt, ông ta có thể cung cấp thêm đạn bọc đường trong cuộc đàm phán: đưa ra vấn đề tăng cường các mối quan hệ liên Triều, khởi động lại các dự án hợp tác phát triển, tổ chức cho đoàn tụ gia đình, thậm chí đề nghị hội nghị thượng đỉnh liên Triều. Tất nhiên, ông ta sẽ không đàm phán với chính phủ Trump, và sẽ cố tình né tránh vấn đề chính là chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Đàm phán sẽ tiến triển chậm: cùng với thời gian, Bắc Triều Tiên sẽ dần dần tăng đòi hỏi “tiền mãi lộ”, nhưng sẽ không phá hỏng đàm phán. Đàm phán sẽ giằng co dây dưa – đây chính là điều mà Kim Jong-un muốn. Nếu đây là chiến lược thực sự của Kim Jong-un, vậy thì ý đồ thực sự là gây chia rẽ liên minh chính trị Mỹ – Hàn dường như đã rõ ràng.
Có thể mục tiêu của Bắc Triều Tiên là làm Hàn Quốc bị mắc kẹt trong đàm phán, và sau đó khởi động lại kế hoạch thử tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân. Seoul sẽ bị buộc phải đưa ra lựa chọn: Liệu có tiếp tục đàm phán không? Tổng thống Hàn Quốc trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, hiện nay tuy có biểu hiện cứng rắn, nhưng không loại trừ có thể bị rơi vào bẫy của Kim Jong-un là muốn ông Trump phải thỏa hiệp, hy vọng đàm phán gặt được thành quả. Không biết Trump sẽ đáp ứng như thế nào với tình trạng thất thường của Kim Jong-un?
Nếu dựa vào chỉ dẫn của lịch sử, có thể thấy Bắc Triều Tiên thường tập trung bắn thử tên lửa quy mô lớn vào đầu mùa xuân. Ví dụ, vào tháng Tư năm ngoái, Bình Nhưỡng đã ba lần thử nghiệm Hwasong 12, một trong số đó đã kết thúc bằng cách quay trở lại lãnh thổ của họ.
Như đã đề cập, ngày Mỹ và Hàn Quốc khởi động lại tập trận quân sự là hết tháng Tư, hiện nay có thể xảy ra tình huống sau: Kim Jong-un lợi dụng thời gian quý báu này để làm chủ công nghệ tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ. Khi đó, Bắc Triều Tiên sẽ không quan tâm đến các cuộc đàm phán, vì nếu Mỹ quyết định hành động quân sự, Bắc Triều Tiên có thể khiến Los Angeles, Seattle hoặc Washington phải trả giá đắt.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…