Ngày 22/3, Liên minh châu Âu (EU) chính thức tuyên bố áp biện pháp chế tài 11 cá nhân và 4 thực thể vi phạm nhân quyền trên thế giới, trong đó có 4 quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Đây là lần đầu tiên EU áp đặt biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ kể từ vụ thảm sát phong trào sinh viên đòi dân chủ ngày 4/6/1989.
Ngày 22/3 vừa qua, Hội đồng EU thông báo trên Twitter rằng EU đã thông qua các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể vi phạm nhân quyền tại các khu vực trên thế giới: khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương của Trung Quốc, Triều Tiên, Libya, Cộng hòa Chechnya thuộc Nga, Nam Sudan và Eritrea, và trong cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar.
Theo “Cơ chế trừng phạt nhân quyền toàn cầu” của EU ban hành ngày 7/12/2020, tài sản của các cá nhân và thực thể nằm trong danh sách trừng phạt sẽ bị đóng băng tại EU, các cá nhân bị trừng phạt không được phép vào EU. Ngoài ra, mọi cá nhân và tổ chức thuộc EU không được phép trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp tiền hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh với những đối tượng trong danh sách trừng phạt.
Trong Công báo “Quyết định của Hội đồng và Nguyên tắc chấp hành Về biện pháp hạn chế đối với các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng (bao gồm danh sách đối tượng bị trừng phạt)” của EU có 4 quan chức và 1 tổ chức của ĐCSTQ. Các quan chức bị chế tài là: Chu Hải Luân (Zhu Hailun) – cựu Phó Ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân khu tự trị Tân Cương, Vương Quân Chính (Wang Junzheng) – Phó Bí thư Đảng ủy khu tự trị Tân Cương và Bí thư Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương, Vương Minh Sơn (Wang Mingshan) – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy kiêm Bí thư Ban Chính trị và Pháp luật của Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, và Trần Minh Quốc (Chen Mingguo) – Phó Chủ tịch Chính phủ Nhân dân kiêm Giám đốc Sở Công an của Khu tự trị Tân Cương.
Tổ chức của ĐCSTQ bị EU chế tài là Cục An ninh của Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương.
Ngày 17/3, hãng tin Reuters dẫn lời hai nhà ngoại giao EU tiết lộ, EU đã đạt được đồng thuận về các biện pháp trừng phạt đối với các hành vi vi phạm nhân quyền tại khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, qua đó sẽ chế tài 4 quan chức và 1 thực thể Trung Quốc liên quan. Như vậy, kể từ vụ việc ngày 4/6/1989 ở Thiên An Môn – Bắc Kinh, đây là lần đầu tiên EU có biện pháp trừng phạt giới quan quyền ĐCSTQ.
Sau biến cố ngày 4/6/1989 ở Thiên An Môn, EU đã luôn áp đặt các lệnh trừng phạt cấm vận vũ khí đối với chính quyền Bắc Kinh.
Thiên Khánh, Vision Times
Xem thêm:
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…