Nepal dưới chân dãy núi Himalaya là vùng đệm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Gần đây, Nepal trở thành điểm nóng về các hoạt động phi pháp của Trung Quốc. Báo cáo của Anh chỉ ra rằng các hoạt động phi pháp không chỉ nhằm vào Nepal, mà còn nhằm hiện thực hóa chiến lược Đại Tây Tạng của Mao Trạch Đông cách đây 90 năm.
Hôm chủ nhật, tờ “Sunday Guardian Live” đưa tin, cơ quan thực thi pháp luật của Nepal đang bắt giữ rất nhiều người Trung Quốc. Họ bị cáo buộc đến vương quốc Himalaya này với tư cách là khách du lịch và dấn thân vào nhiều hoạt động bất hợp pháp. Ví như buôn bán tiền giả, buôn người, tội phạm mạng và buôn lậu các bộ phận của động vật hoang dã từ Ấn Độ.
Nhiều người Nepal thạo tin cho rằng động cơ của hành vi bất hợp pháp này là nhằm làm băng hoại đạo đức của Nepal. Xét về âm mưu chiến lược lớn hơn, ĐCSTQ muốn Nepal phải hoàn toàn chịu sự ảnh hưởng của họ. Bởi nhiều cơ chế tuyên truyền của Trung Quốc cho rằng Nepal là một phần của Đại Tây Tạng.
Bài báo “Guardian” chỉ ra rằng chiến lược đô hộ Nepal của ĐCSTQ, có thể bắt nguồn từ năm 1930. Khi đó Mao Trạch Đông có một tuyên bố gây tranh cãi trong bài báo “Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản” rằng: “Biên giới chính xác của Trung Quốc sẽ bao gồm Nepal, Bhutan và Myanmar.”
Mao Trạch Đông cũng tạo ra chính sách 5 ngón tay đối với Tây Tạng. Ông tuyên bố rằng Tây Tạng là lòng bàn tay. Nepal, Ladakh ở đông Kashmir, tiểu bang Sikkim, Bhutan và Arunachal Pradesh ở đông bắc Ấn Độ chính là 5 ngón tay.
Ngoài ra, vai trò của cựu Thủ tướng K.P. Sharma Oli, Chủ tịch Đảng Cộng sản Nepal, cũng bị đặt dấu hỏi. Bởi chính phủ của ông đã miễn lệ phí thị thực nhập cảnh cho Trung Quốc.
Bảy năm qua, Bộ Nhập cư (DoI) của Chính phủ Nepal đã trục xuất 1.468 người Trung Quốc sống bất hợp pháp tại Nepal. Trong vài năm qua, trung bình mỗi năm có hơn 1,6 triệu người Trung Quốc đến thăm đất nước Nepal, gấp 6 lần con số vào đầu thế kỷ 21.
Khi số lượng công dân Trung Quốc đến thăm Nepal ngày càng tăng, số lượng các hoạt động tội phạm cũng tăng theo. Chỉ riêng năm 2020, chính phủ Nepal đã trục xuất hơn 250 công dân Trung Quốc tham gia các hoạt động phi pháp. Con số này đang tăng lên theo cấp số nhân mỗi năm.
Một lãnh đạo cấp cao của Quốc hội Nepal đề nghị được giấu tên, nói tại thủ đô Kathmandu rằng: “Trung Quốc có một mục tiêu kép. Đầu tiên là thông qua các hoạt động bất hợp pháp này làm băng hoại đất nước chúng ta về mặt đạo đức. Nhiều người Nepal không có phương tiện kiếm sống, sẽ trở thành chân sai vặt của họ. Họ bắt đầu tham gia các hoạt động bất hợp pháp.”
“Mục tiêu thứ hai là chống lại ảnh hưởng của Ấn Độ tại Nepal. Xưa nay, Ấn Độ vẫn luôn là đối tác tinh thần, kinh tế và xã hội chính của Nepal. Do đó, chính quyền Bắc Kinh, vốn nhắm đến quyền bá chủ tại châu Á, đang cố gắng chia rẽ mối quan hệ giữa New Delhi và Kathmandu.”
Tháng 12/2019, Sở Cảnh sát Thủ đô Kathmandu đã bắt giữ 122 công dân Trung Quốc trong đợt tấn công lớn nhất, nhằm vào người nước ngoài nhập cảnh vào Nepal bằng thị thực du lịch tham gia các hoạt động phi pháp.
Có thông tin cho rằng một nhóm người Trung Quốc có trang bị vũ khí sát thương đã tấn công tài xế taxi và người dân địa phương tại quận Thamel. Điều này khiến người dân địa phương phản đối. Kênh truyền thông địa phương cũng đưa tin, Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Kathmandu đã gây áp lực lên Chính phủ Nepal yêu cầu trả tự do cho các công dân Trung Quốc.
Ông Deepak Kumar Pandey, trợ lý giáo sư khoa chính trị học tại Đại học Delhi, chỉ ra rằng: “Kế hoạch bành trướng của Trung Quốc đã được mọi ngươi biết đến. ĐCSTQ chưa bao giờ hoàn toàn chấp nhận Nepal là một quốc gia có chủ quyền. Để hiểu rõ điều này cần nhìn lại lịch sử.
Nepal có mối quan hệ lịch sử với Tây Tạng. Vào những năm 1950, sau khi Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng Tây Tạng bằng vũ trang, Trung Quốc và Nepal đã trở thành những nước láng giềng thực sự. Kể từ đó, Trung Quốc cố gắng gây ảnh hưởng tại Nepal, thông qua nguồn tài chính hùng hậu của họ. Động cơ của ĐCSTQ chính là những gì Mao Trạch Đông đã chỉ ra. Họ hy vọng Nepal sẽ trở thành mảnh đất thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Vì vậy, họ đang thực hiện mục tiêu của Mao Trạch Đông từ 90 năm trước.
Hiện tại ĐCSTQ biết rằng Ấn Độ và Nepal có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy họ đang sử dụng mọi chiêu trò dơ bẩn để ép Ấn Độ, xói mòn đạo đức của người dân của vương quốc Himalaya. Trong đó, một vấn đề quan trọng không thể không nhắc đến là Ấn Độ và Nepal có đường biên giới dài và rộng mở. Nếu người Trung Quốc đến Ấn Độ qua Nepal, họ sẽ không thể bị chặn lại.”
Cổ Vọng Cầm, Vision Times
Xem thêm:
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…