ĐCSTQ dùng ‘Học bổng Truyền thông’ để gây ảnh hưởng tới nhà báo nước ngoài

Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang trả tiền cho các nhà báo nước ngoài của Đông Nam Á và Châu Phi để phát tán tuyên truyền cho chế độ Trung Quốc.

Tranh cổ động tuyên truyền cho chế độ ĐCSTQ tại Trung Quốc.

Theo trang tin tiếng Anh The Print của Ấn Độ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hàng năm từ năm 2016 đã tuyển dụng hàng chục nhà báo từ Đông Nam Á và Châu Phi tham gia chương trình học bổng 10 tháng tại Trung Quốc.

Chương trình học bổng này được thành lập để ĐCSTQ tuyên truyền cho sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” được thông báo triển khai từ năm 2013. Chương trình cũng để hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc “kể chuyện Trung Quốc tốt hơn” với thế giới, theo một bài báo của tác giả Ananth Krishnan đăng trên tạp chí Ấn Độ India Today.

Được biết, chế độ Trung Quốc triển khai sáng kiến “Một Vành đại, Một con đường” (OBOR) là để gia tăng ảnh hưởng địa chính trị của họ quanh thế giới bằng việc xây dựng các tuyến đường thương mại trên đất liền và trên biển nối Trung Quốc với Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Âu và Mỹ Latinh.

Chương trình học bổng truyền thông của ĐCSTQ huấn luyện các nhà báo từ Đông Nam Á và Châu Phi (hai khu vực nằm trong OBOR) để họ báo cáo tích cực về các dự án của OBOR vốn đang bị quốc tế soi xét kỹ lưỡng vì tăng gánh nặng nợ nần lên các nước tham gia.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Hiệp hội Ngoại giao Công chúng – một tổ chức phi lợi nhuận do chính phủ thành lập chịu trách nhiệm điều hành chương trình học bổng truyền thông này. Trong chương trình, các nhà báo nước ngoài làm việc cho ba trung tâm báo chí nội địa do chế độ Trung Quốc điều hành, gồm: Trung tâm Báo chí Châu Phi Trung Quốc (CAPC), Trung tâm Báo chí Nam Á Trung Quốc và Trung tâm Báo chí Đông Nam Á Trung Quốc.

Các nhà báo tham gia chương trình được trải thảm đỏ với nhiều ưu đãi. Họ được ở trong các căn hộ tại Khu phức hợp Ngoại giao Jianguomen – một trong những khu cư trú cao cấp tại thủ đô Bắc Kinh; nhận thêm tiền trợ cấp 5.000 Nhân dân tệ (khoảng 720 USD) hàng tháng; và được đi du lịch miễn phí hai lần/tháng tới các tỉnh/thành khác tại Trung Quốc. Ngoài ra, sau khi tham gia các lớp học tiếng Trung tại một trường đại học Trung Quốc, các nhà báo nước ngoài nhận được chứng chỉ về quan hệ quốc tế, theo bài báo trên India Today.

Chương trình học bổng này còn đi kèm với nhiều đặc quyền khác. Những nhà báo tham gia chương trình sẽ có được những vị trí nổi bật hơn phóng viên của các hãng truyền thông nước ngoài khác khi tham gia đưa tin về các phiên họp hàng năm của Quốc hội Nhân dân Trung Quốc.

Bên cạnh các chuyến đi tới các khu vực khác nhau tại Trung Quốc, ông Chen Ze, giám đốc của CAPC nói rằng các nhà báo nước ngoài sẽ có hai tháng thực tập tại các hãng truyền thông nhà nước khác nhau của Trung Quốc như Tân Hoa Xã, Trung Quốc Nhật báo, Nhân dân Nhật báo, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, và Mạng Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), theo trang tin tiếng Anh Khmer Times của Campuchia. CGTN là một chi nhánh của Đài Truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV.

Tuy nhiên, chương trình học bổng này có quy định rất nghiêm ngặt. Những nhà báo nước ngoài tham gia chương trình không thể “thực hiện các chuyến đi tác nghiệp cá nhân mà không có các nhà tư tưởng của chính quyền [ĐCSTQ] đi kèm”, có nghĩa rằng các nhà báo nước ngoài không thể báo cáo các vấn đề “nhạy cảm” như vi phạm nhân quyền tại Tây Tạng và Tân Cương.

Chế độ ĐCSTQ đang thực hiện bức hại có hệ thống người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương và tín đồ Phật giáo tại Tây Tạng. Các nhóm nhân quyền ước tính rằng có khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ hiện đang bị giam giữ tại các trại tập trung ở Tân Cương, trong khi tín đồ Phật giáo Tây Tạng đang phải đối mặt với nhiều hạn chế nghiêm ngặt trong việc thực hành đức tin tôn giáo và truyền thống văn hóa của họ.

Các nhà báo tham gia chương trình cũng không thể tự do báo cáo về các vấn đề chủ quyền tại Biển Đông. Họ chỉ có thể đưa tin về tranh chấp Biển Đông dựa theo các bản tin hàng ngày do các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cung cấp, nói cách khác, họ phải lặp lại tuyên truyền của chế độ ĐCSTQ.

Chính quyền Trung Quốc đã và đang bị quốc tế chỉ trích mạnh mẽ về việc họ quân sự hóa ồ ạt trên Biển Đông thông qua việc xây dựng các tiền đồn quân sự ở các đảo tự nhiên và nhân tạo mới bồi đắp, trong nỗ lực tăng cường tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ.

Tờ The Print của Ấn Độ chỉ ra rằng chương trình học bổng truyền thông của ĐCSTQ không có quy trình nộp đơn rõ ràng. Thay vào đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại các nước sẽ mời đích danh các nhà báo họ chọn tham gia vào chương trình này.

Vào năm 2016, 28 nhà báo Châu Phi tới từ 27 quốc gia, trong đó có Nigeria, Kenya, Zambia, Mozambique, Angola và Cameroon, tham gia vào chương trình này, theo thông tin từ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ. Trong năm này, không có thông tin về số lượng các nhà báo từ các nước Đông Nam Á tham gia chương trình.

Năm 2017, 42 nhà báo từ Châu Phi và Đông Nam Á tham gia chương trình, theo thông tin từ một bài báo của nhật báo Khmer Times của Campuchia đăng hồi tháng 3/2018.

Trong năm 2018 này, chương trình học bổng truyền thông của ĐCSTQ thu hút 46 nhà báo nước ngoài từ 33 nước, trong đó có Campuchia và Philippines. Chương trình năm nay dự kiến kết thúc vào tháng Mười Hai. Chính quyền Bắc Kinh đăng trên website chính thức của họ thông tin có 29 chuyên gia truyền thông từ 28 nước Châu Phi tham gia chương trình học bổng truyền thông năm nay.

Một bài báo trên Đài Châu Á Tự do (RFA) hôm 26/11, dẫn lời ông Cedric Alviani – lãnh đạo Cục Đông Á của tổ chức phi lợi nhuận Phóng viên không Biên giới (RSF) cho biết nỗ lực của ĐCSTQ trong việc gây ảnh hưởng tới các nhà báo nước ngoài đã bắt đầu thực thi hiệu quả ngay từ trước khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc triển khai chương trình học bổng truyền thông. Ông Cedric Alviani nói rằng chế độ Trung Quốc trong năm qua cũng tích cực mua loại cổ phần của các công ty truyền thông nước ngoài.

H&H Group, công ty đầu tư đặt trụ sở tại New York, Mỹ có mối quan hệ với mạng lưới truyền thông thân ĐCSTQ, vào tháng Mười năm nay đã mua thành công XEWW – đài phát thanh tiếng Tây Ban Nha lớn tại Mexico. Thương vụ thâu tóm này dấy lên quan ngại về việc tuyên truyền của ĐCSTQ đang được lan tỏa rộng rãi tại các cộng đồng người Trung Quốc tại Mỹ, bởi vì đài phát thanh XEWW phủ sóng tới nhiều vùng ở nam California.

Yên Sơn (Theo The Epoch Times)

Xem thêm:

Yên Sơn

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Yên Sơn

Recent Posts

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

3 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

1 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

4 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago