Đình công trên khắp nước Pháp phản đối cải cách lương hưu của TT Macron

Các chuyến tàu sẽ dừng hoạt động ở Pháp vào ngày 18/1, các lớp học sẽ đóng cửa và các doanh nghiệp phải tạm dừng vận hành, khi công nhân đồng loạt nghỉ việc trong nỗ lực phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của Tổng thống Macron, trong đó đẩy tuổi nghỉ hưu thêm 2 năm lên 64 tuổi.

Đình công trên khắp nước Pháp phản đối cải cách lương hưu của TT Macron (Ảnh chụp màn hình video)

Ngày đình công và biểu tình diễn ra trên toàn quốc này là một phép thử lớn đối với Tổng thống Emmanuel Macron, cũng như đối với các công đoàn.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, đa số cử tri Pháp bất bình với chính sách cải cách mà chính phủ cho là cần thiết để đảm bảo hệ thống lương hưu không bị phá sản.

Thách thức đối với các công đoàn là liệu họ có thể biến sự phản đối cải cách đó thành một cuộc biểu tình xã hội quy mô lớn kéo, và cuối cùng khiến chính phủ đảo ngược chính sách hay không.

“Lạm phát, điều kiện làm việc, lương hưu … (mọi người) đã chán ngấy với tất cả những điều này và đó là lý do tại sao chúng tôi nghĩ rằng nhiều người sẽ tham gia cùng chúng tôi,” ông Simone Legendre, thành viên của liên đoàn CFE-CGC đại diện cho giới công nhân cho biết.

Đối với Tổng thống Macron, điều đáng quan ngại là uy tín trong việc cải cách của ông – cả ở trong nước và với những người đồng cấp ở Liên minh châu Âu, cũng như khả năng kiểm soát chi tiêu công.

Theo ước tính của Bộ Lao động, việc đẩy lùi tuổi nghỉ hưu thêm hai năm và kéo dài thời gian chi trả sẽ mang lại thêm 17,7 tỷ euro (19,1 tỷ USD) tiền đóng góp lương hưu hàng năm, cho phép hệ thống hài hòa vốn vào năm 2027. Các công đoàn lại phân tích rằng, có nhiều cách khác để đảm bảo khả năng tồn tại của hệ thống hưu trí.

Người phát ngôn chính phủ Oliver Veran cho hay, nội các vẫn “bình tĩnh, kiên quyết” trước cuộc đình công và kêu gọi công nhân không làm tê liệt đất nước.

Trong khi đó, các công đoàn mô tả đây là một điểm khởi đầu cho nhiều cuộc đình công và biểu tình tiếp theo.

Giáo sư Bruno Palier của Science Po nhận xét: “Điều mà không ai có thể biết, và ngay cả các công đoàn cũng không dự đoán là liệu người Pháp có đủ can đảm để… phong tỏa đất nước hay không.”

Do cuộc đình công, giao thông công cộng sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng vào ngày 18/1. Theo nhà điều hành đường sắt SNCF, chỉ có từ 1/3 đến 1/5 tuyến TGV tốc độ cao sẽ hoạt động, hầu như không có chuyến tàu địa phương hoặc khu vực nào hoạt động.

Khoảng 70% giáo viên tiểu học tuyên bố họ sẽ đình công. “Không có gì tốt trong cuộc cải cách này,” bà Rozenn Cros ở thành phố Cannes miền Nam nước Pháp bày tỏ. Bà và các giáo viên khác đang chuẩn bị cho cuộc đình công, với các biểu ngữ có nội dung “Nói không với 64.”

Liên minh CGT cứng rắn của Pháp đã đe dọa cắt nguồn cung cấp điện cho các nhà lập pháp và tỷ phú, trong khi chính phủ thông báo 10.000 cảnh sát sẽ xuống đường để cố gắng đảm bảo các cuộc biểu tình không biến thành bạo lực.

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Macron và một số bộ trưởng của ông sẽ có mặt tại Barcelona trong ngày 18/1 để họp với chính phủ Tây Ban Nha.

Minh Ngọc (Theo Reuters)

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

7 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

14 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

31 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago