Ghana, một quốc gia châu Phi, nổi tiếng với trữ lượng vàng dồi dào, và quốc gia này đã bị Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm đến từ lâu. Công ty khai thác mỏ quốc doanh Thiểm Tây (Shaanxi Mining) của Trung Quốc có được một mỏ ở Ghana vào năm 2008. Công ty khai thác mỏ Cassius Mining (Úc) cũng vào Ghana năm 2014, khu vực khai thác mỏ của 2 công ty này nằm sát nhau.
Một nhóm Galamseyer (những người khai thác vàng bất hợp pháp) làm việc ở vùng Kibi, miền nam Ghana vào ngày 10/4/2017. (Ảnh: Getty Images)
Cassius Mining của Úc đã bắt được ngay tại trận công ty Shaanxi Mining của Trung Quốc đào trộm mỏ vàng của mình, do đó Cassius Mining đã kiện Shaanxi Mining ra tòa. Tuy nhiên Chính phủ Ghana thân cộng nên chần chừ không đưa ra phán quyết hợp lý, khiến cho Cassius Mining trực tiếp đưa vụ kiện này lên Tòa trọng tài Quốc tế, đồng thời yêu cầu Chính phủ Ghana phải bồi thường 395 triệu USD tổn thất; thậm chí còn phơi bày rằng Shaanxi Mining cố tình kích nổ mỏ để ngăn người dân địa phương lấy trộm vàng từ mỏ của họ, khiến 16 người thiệt mạng.
Tờ Sydney Herald tại Úc tiết lộ về vụ tranh chấp này, liên quan đến mỏ vàng nằm ở Talensi, miền bắc Ghana. Vào năm 2017, Cassius Mining đã phát hiện ra rằng các giếng mỏ của Shaanxi Mining ngày càng gần với mỏ mình. Vì các mỏ hợp pháp của Shaanxi Mining bao gồm hai mỏ chưa đến 0,25 km vuông, nhưng quy mô làm việc trên mặt đất lớn hơn nhiều so với quy mô mỏ được mua hợp pháp.
Đến năm 2018, mỏ của Shaanxi Mining thuê 250 công nhân, và còn xây dựng cơ sở y tế riêng, được Đại sứ Trung Quốc tại Ghana khi đó là Tôn Bảo Hồng (Sun Baohong) tiếp đãi. Nếu so sánh, khu mỏ của Cassius Mining của Úc lớn hơn gần 30 lần so với khu mỏ của Shaanxi Mining của Trung Quốc, với diện tích khoảng 13,79 km vuông và chỉ sử dụng 21 công nhân.
Cassius Mining nghi ngờ rằng giếng mỏ của Shaanxi Mining sâu 500 m và có đường hầm ngang dẫn đến mỏ của họ, điều đó có nghĩa là Shaanxi Mining đang khai thác trộm vàng từ mỏ của Cassius Mining. Đồng thời, qua đo đạc bằng máy dò hồng ngoại đã chứng thực rằng các đường hầm trong mỏ của Shaanxi Mining rộng hơn nhiều so với những gì họ tiết lộ công khai.
Cassius Mining được chính quyền địa phương cho phép vào giếng mỏ của Shaanxi Mining, và phát hiện ra rằng thợ mỏ Trung Quốc bắt đầu bỏ chạy vì họ đặt chất nổ ở gần đó, và thậm chí còn nói với phía Cassius Mining rằng không nên ở giếng mỏ. Khi nhóm của Cassius Mining vào giếng mỏ, họ phát hiện bên trong giếng mỏ đã bị cố tình đào, còn có dấu vết lấp lại, khi tắt đèn đeo trán, qua kiểm tra trong bóng tối và đào bới thì thấy độ rộng của đường hầm có thể đủ để lái xe, thuận lợi để vận chuyển vàng được đào trộm ra ngoài,
Cassius Mining cũng đã nghe được tin đồn tại địa phương rằng Shaanxi Mining đã chế biến tới 8.000 tấn quặng mỗi tuần trong 10 năm qua. Dựa trên điều này, ước tính rằng Shaanxi Mining khai thác khoảng 142 triệu USD vàng từ lòng đất mỗi năm.
Sau khi Cassius Mining thu gom số vàng mà Shaanxi Mining khai thác trộm từ mỏ của mình, ước tính số vàng bị đánh cắp lên tới hàng chục triệu USD. Họ đã trực tiếp kiện Shaanxi Mining ra tòa.
Tuy nhiên, có tin đồn rằng trong thời gian diễn ra phiên điều trần, có người nhìn thấy quan chức Thiểm Tây ra vào nhà của Thẩm phán Jacob Boon, người phụ trách vụ án. Bốn năm sau khi Cassius Mining đệ đơn kiện Shaanxi Mining, vụ việc vẫn đang được thẩm tra xử lý tại tòa án địa phương.
Vào tháng Tư năm nay, công ty Cassius Mining cho biết họ sẽ bắt đầu các thủ tục tố tụng tại Tòa án Trọng tài Quốc tế London thông qua Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế Liên Hợp Quốc. Cassius Mining cáo buộc rằng Chính phủ Ghana đã biết về việc Shaanxi Mining xâm nhập vào các mỏ của họ và khai thác trộm vàng của họ, nhưng đã không hành động, thậm chí còn cố gắng xác định lại ranh giới các mỏ có lợi cho Shaanxi Mining, và không có bất kỳ hành động nào đối với những cáo buộc tham nhũng cấp chính phủ một cách rõ ràng ở nước này. Do đó họ yêu cầu Chính phủ Ghana phải bồi thường thiệt hại 395 triệu USD.
Vụ tranh chấp này còn khơi ra một bi kịch nghiêm trọng. Có thông tin cho rằng thanh niên địa phương đã khai thác trộm vàng từ Shaanxi Mining, nhưng một tai nạn lớn đã xảy ra vào đầu năm 2019. Một giếng mỏ ở khu vực mỏ của Shaanxi Mining bất ngờ phát nổ, không khí nồng nặc mùi clo khiến 16 người tử vong.
Vụ tai nạn này bị nghi vấn rằng tại sao vụ nổ bất ngờ xảy ra mà không có cảnh báo trước. Ông Andrew Head, người quản lý địa phương của công ty Cassius Mining cũng nghi ngờ rằng đó là do các công ty Trung Quốc sử dụng clo để luyện vàng, làm như vậy thì toàn bộ quặng thô không cần phải vận chuyển ra khỏi mỏ, vụ tai nạn này là cố ý, đó là một vụ mưu sát.
Anh trai của cựu lãnh đạo cộng đồng người Ghana Charles Boazor cũng chết trong giếng mỏ của Shaanxi Mining. Ông Andrew Head nói rằng mục đích của việc này là để khiến cho thợ mỏ sợ hãi, doanh nghiệp Trung Quốc biết rõ có người vào mỏ nên cố tình ‘giết gà dọa khỉ’, khiến những người này chết do hít phải hóa chất độc hại. Người phát ngôn của Shaanxi Mining bác bỏ tất cả các cáo buộc.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…