Nhiều bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài (Long-COVID) khiến cho phổi và đường hô hấp gặp phải các triệu chứng dai dẳng như khô miệng, ngứa họng và liên tục ho khan. Y học cổ truyền và y học hiện đại đều công nhận tác dụng của một số loại thực phẩm màu trắng đối với việc bảo vệ phổi hậu COVID-19.
Bác sĩ Kao Hao-Yu hiện đang làm việc tại Khoa Y học Cổ Truyền Trung Hoa của Bệnh viện MacKay Memorial, ông đã điều trị cho những bệnh nhân này bằng một phương thuốc có chứa củ hoa bách hợp. Không những triệu chứng của các bệnh nhân này được cải thiện mà họ còn nhận thấy thêm một lợi ích tích cực nữa chính là ngủ ngon giấc hơn.
Y học cổ truyền Trung Hoa tin rằng thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh và phục hồi các cơ quan của thân thể người, và củ hoa bách hợp là một trong những thực phẩm để nuôi dưỡng phổi của bạn. Theo xác nhận của Y học hiện đại, các loại thực phẩm màu trắng khác cũng có tác dụng trong việc nuôi dưỡng phổi và bảo vệ đường hô hấp của chúng ta.
Theo lý thuyết của y học cổ truyền Trung Hoa, ngũ tạng (gan, tim, lá lách, phổi, thận) tương ứng với 5 màu (xanh lá cây, đỏ, vàng, trắng, đen). Thực phẩm có màu sắc tương ứng dùng để nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng có màu tương ứng với chúng. Do vậy, thực phẩm màu trắng dùng để nuôi dưỡng lá phổi.
Thực phẩm màu trắng như khoai từ, nấm tuyết, củ sen, củ hoa bách hợp và quả lê (thuộc giống lê Châu Á), có phần vỏ trơn mịn, một số có độ nhớt. Theo Tiến sĩ Kao, y học cổ truyền Trung Hoa xem phổi là “cơ quan mỏng manh” dễ bị tổn thương. Vì vậy, chúng cần được bảo vệ và chăm sóc bằng các thực phẩm bổ dưỡng.
Y học hiện đại tin rằng những thực phẩm có màu trắng này chứa hoạt chất polusacarit, sunfua hữu cơ và polyphenol có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Chúng không những có lợi cho lá phổi mà còn cho toàn bộ cơ thể chúng ta.
Củ hoa bách hợp lấy từ các vảy lá của cây bách hợp, được xem là thảo dược truyền thống của Trung Quốc trong hàng ngàn năm. Trong y học cổ truyền Trung Hoa, củ hoa bách hợp có mối liên hệ đến kinh lạc ở tim (hệ cảm xúc và tinh thần) và kinh lạc ở phổi (hệ hô hấp) giúp làm ẩm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi để làm dịu các cơn ho, làm sạch hệ tim mạch, trấn an tinh thần và thúc đẩy cho giấc ngủ ngon.
Tiến sĩ Kao chỉ ra rằng củ hoa bách hợp là một loại thảo mộc rất phổ biến được sử dụng trong thực hành lâm sàng để điều trị cho bệnh nhân có vấn đề về phổi.
Ngoài việc làm giảm bớt các triệu chứng cho những bị nhân bị mắc hội chứng COVID kéo dài, củ hoa bách hợp cũng có thể được dùng để trị các cơn ho do hút thuốc gây ra. Trong một thí nghiệm được thực hiện tại Đại học Kyung Hee ở Hàn Quốc, những con chuột tiếp xúc với khói thuốc lá đã được cho ăn củ hoa bách hợp. Thí nghiệm này đã phát hiện ra các tế bào miễn dịch bất thường ở chuột bị giảm đi đáng kể và đồng thời các chất gây viêm ở chuột cũng giảm đi. Điều này cho thấy củ hoa bách hợp có thể làm giảm các chỉ số viêm phổi và tăng chức năng phục hồi phổi cho những con chuột tiếp xúc với khói thuốc lá.
Nấm tuyết được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa để chữa lành những cơn ho do nóng và khô phổi, khô đường tiêu hóa và táo bón gây ra. Theo Tiến sĩ Kao, những bệnh nhân bị khô miệng và lưỡi thường sẽ bị khô phổi. Ông khuyên những bệnh nhân này nên ăn nấm tuyết để cải thiện chứng khô miệng và táo bón.
Ngành dinh dưỡng học hiện đại đã phát hiện ra rằng nấm tuyết rất giàu chất xơ hòa tan và giữ vai trò là thức ăn cho các loại vi khuẩn tốt trong đường ruột để thúc đẩy sự phát triển của chúng. Nấm tuyết cũng chứa chất polysacarit giúp tăng cường chức năng miễn dịch và chống ung thư phổi.
Tạp chí Đại phân tử Sinh học Quốc tế (The International Journal of Biological Macromolecules) đã công bố một nghiên cứu trên các tế bào cho thấy việc sử dụng chiết xuất polysacarit từ nấm mộc nhĩ đã ức chế sự lây lan của các tế bào gây ung thư phổi. Tiến sĩ Kao giải thích rằng các tế bào ung thư có chu kỳ tăng trưởng và tiến triển bắt đầu từ giai đoạn G0 (trạng thái nghỉ ngơi của các tế bào ung thư) và giai đoạn G1 (các tế bào phát triển chậm và ít có khả năng lây lan) trước khi bước sang các giai đoạn lây lan mạnh tiếp theo. Ông cho biết, chiết xuất polysacarit của nấm mộc nhĩ có thể giữ cho các tế bào ung thư vẫn ở giai đoạn G0 và G1.
Theo lý thuyết của y học cổ truyền Trung hoa, củ sen là phần rễ ngầm của cây sen và là một trong những thực phẩm được sử dụng để nuôi dưỡng và làm ẩm phổi vào mùa thu vì không khí khô của mùa thu không tốt cho phổi. Do đó, điều quan trọng là cần phải làm ẩm phổi.
Bản thân củ sen rất giàu chất xơ, vitamin C và các hợp chất chống oxy hóa polyphenelic. Một nghiên cứu hiện đại đã xác nhận rằng củ sen có hoạt tính chống oxy hóa cũng như tăng cường khả năng miễn dịch và chống viêm để cải thiện các tình trạng viêm nhiễm như dị ứng.
Một nghiên cứu tại Nhật Bản đã cho thấy việc sử dụng bột củ sen có thể ức chế các chất gây viêm trong cơ thể, qua đó làm giảm các triệu chứng dị ứng mũi ở chuột, làm giảm rụng lông và các vùng mẩn đỏ quanh khu vực mũi. Các nhà nghiên cứu tin rằng những kết quả này đã thấy được tác dụng của củ sen trong việc điều trị chứng dị ứng, dị ứng phấn hoa hoặc dị ứng thực phẩm.
Khoai từ vừa là một loại thảo dược, vừa là mặt hàng thực phẩm phổ biến và thường được sử dụng để nuôi dưỡng và làm ẩm phổi. Khoai từ còn có lợi cho thận và hữu ích cho những bệnh nhân hay bị dị ứng và ho có đờm.
Tiến sĩ Kao chỉ ra rằng một số bệnh nhân đang điều trị theo Y học phương Tây, ví dụ như bệnh nhân ung thư sau khi hóa trị sẽ bị tác dụng phụ tiêu chảy và thở khò khè. Ông cho biết việc sử dụng khoai từ cùng với các loại thuốc tăng cường khí như nhân sâm có thể làm giảm bớt những tác dụng phụ này. Ngoài ra, hỗn hợp từ khoai từ và cây dâm dương hoắc (tên khoa học epimedium) có thể giúp những bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi mãn tính cải thiện đáng kể tình trạng khó thở, khả năng vận động và chất lượng cuộc sống sau 3 tháng sử dụng.
Trong đại dịch COVID-19, một số học viên của y học cổ truyền Trung Hoa cũng làm sạch phổi và thải độc phổi bằng hỗn hợp khoai từ và vỏ quýt dạng lỏng để điều trị cho các bệnh nhân được chỉ định. Trong thời kỳ đại dịch đang diễn ra, khoai từ được cho là một trong những loại thảo mộc được sử dụng nhiều từ các học viên này.
Quả lê được biết đến với hai giống chính là lê châu Âu và lê châu Á. Lê châu Á thường được dùng để điều chỉnh các chế độ ăn uống trong y học cổ truyền Trung Hoa.
Một đánh giá toàn diện từ Hàn Quốc đã liệt kê một số lợi ích của quả lê như giúp giảm tỷ lệ các triệu chứng hen suyễn. Lê đóng vai trò có lợi trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính ở những người hay hút thuốc. Người ăn ít lê có thể dẫn đến các vấn đề trong đường thở. Các nghiên cứu chỉ ra rằng giống lê châu Á chứa một lượng lớn các chất phenolic, arbutin và axit chlorogenic so với giống lê phương Tây. Các chất dinh dưỡng tập trung ở phần vỏ của chúng và nếu ăn nguyên quả lê sẽ mang lại kết quả tốt hơn trong việc bổ sung các chất dinh dưỡng nhờ tác dụng chống viêm của chúng.
Một nghiên cứu khác từ Đài Loan cho thấy rằng sử dụng công thức chăm sóc hệ hô hấp bằng quả lê đã kích thích việc nuốt vi khuẩn của đại thực bào, giúp loại bỏ các hạt bụi mịn PM2.5. Đồng thời chúng cũng giúp cải thiện đáng kể sự phát triển của các gen liên quan đến dị ứng, bệnh phổi và chữa lành các DNA trong tế bào phổi nhằm ngăn ngừa ung thư.
Đường phèn và mật ong có thể được thêm vào thực phẩm có màu trắng giống như củ hoa bách hợp, nấm tuyết, củ sen và khoai từ để tăng hiệu quả làm ẩm phổi của chúng.
Theo y học cổ truyền Trung hoa, đường phèn và mật ong đều có tác dụng làm ẩm phổi và giảm ho. Tiến sĩ Kao cũng cho biết thêm rằng mật ong còn giúp làm giảm đau bụng, bôi trơn và nới lỏng đường ruột. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày cần cẩn thận khi sử dụng loại thực phẩm này.
Rửa sạch 25gr củ hoa bách hợp, 1 bông nấm tuyết và 50gr hạt sen, ngâm đến khi mềm. Sau đó thả hỗn hợp này vào nồi nước, đun nhỏ lửa và nêm lại với chút đường phèn là bạn đã có ngay một món canh ngọt ngào rồi.
Theo Tiến sĩ Hu Naiwen – một bác sĩ của Hội Y học Trung Quốc Thượng Hải Tongde ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan, món canh hoa huệ và nấm tuyết rất hiệu quả trong việc bảo vệ phổi và ngăn ngừa cảm lạnh. Ông cho biết có thể hầm chúng trong thời gian dài để chất gel từ nấm tuyết hòa tan vào nước canh làm tăng hiệu quả hơn trong việc giữ ẩm phổi.
Một món tráng miệng giúp bảo vệ phổi khác mà Tiến sĩ Hu khuyên dùng là món lê hấp với đường phèn. Bạn chỉ cần cắt phần đầu một quả lê, múc hạt và một ít thịt lê ở giữa ra. Sau đó cho vào phần quả lê này một ít đường phèn, xuyên bối mẫu và hạnh nhân, hấp chín trong 40-50 phút. Sự kết hợp này không những nuôi dưỡng phổi mà còn tăng hiệu quả loại bỏ đờm trong cổ họng để chấm dứt các cơn ho.
Tiến sĩ Pei-Chen Lin, giám đốc Phòng khám Y học Trung hoa Lixiang ở Đài Loan cũng đưa ra một món tráng miệng khác từ củ sen. Đun sôi một vài củ sen, sau đó cắt chúng thành miếng nhỏ, rưới mật ong lên và trộn đều. Hoặc ủ bột củ sen với mật ong đều có thể giúp cải thiện tình trạng hô hấp, làm ẩm đường ruột, điều trị táo bón và bảo vệ đường tiêu hóa.
Khoai từ cắt lát mỏng được nấu cùng táo tàu, quả mâm xôi và chút đường phèn, mang đi nấu chín và rưới thêm chút mật ong cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Tiến sĩ Kao cũng khuyên chúng ta rằng các loại thực phẩm này có thể ăn được ngay cả khi chúng ta không có các vấn đề về phổi. Tuy nhiên, đối với những người dễ bị tiêu chảy, hãy thêm một ít gừng hoặc táo tàu vào thực phẩm có màu trắng.
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…