Chẳng hề xa lạ khi mối quan hệ đối đầu giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và phần lớn giới truyền thông hiện tại khiến mọi động thái của ông đều được báo giới chăm sóc đặc biệt. Nhất là sau khi một số kênh thông tấn bị Nhà Trắng không cho vào buổi họp báo không chính thức. Hai bên chuyên gia cánh hữu và cánh tả đều lên án ông Trump, với một số ý kiến cho rằng ông đang trên đường dẫn tới một chế độ độc tài.
Trong khi bộ phận báo chí đang sôi sục, thì về phần mình, ông Trump tấn công ngược lại rằng “giới truyền thông giả dối” mới là kẻ thù của người Mỹ. Thư ký Nhà Trắng Sean Spicer trong việc bảo vệ ông chủ của mình, đã tích cực trình bày điều này trước đội ngũ đưa tin trong phòng họp hàng ngày.
Trên thông cáo của Washington Post ghi một ý kiến dường như nhắm tới ông Trump, cho rằng “Nền dân chủ đã chết trong bóng tối”. Tổng biên tập báo New York Times, ông Dean Baquet, thì viết bài bình luận sau khi Thư ký Nhà Trắng Sean Spicer ngăn cấm các trang tin CNN, tờ Los Angeles Times, Politico, BuzzFeed, và thời báo Times tham dự buổi buổi họp báo không chính thức (dù phía Nhà Trắng đã bác bỏ tin này): “Trong lịch sử lâu dài đưa tin của chúng tôi về các chính quyền Mỹ đến từ các đảng phái khác nhau, điều vừa xảy ra tại Nhà Trắng là chưa từng có tiền lệ”.
Nhìn lại lịch sử, các vị Tổng thống và chính trị gia Mỹ thường có mối quan hệ căng thẳng với giới báo chí. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên nếu ông Trump, nhà tỷ phú sở hữu cách nói chuyện “thẳng tuột” không kiêng nể gì, lặp lại truyền thống này một cách sâu sắc hơn .
Giới truyền thông nên có cách tiếp cận thực tế hơn thay vì nhảy dựng lên với mỗi động thái từ phía Tổng thống. Khi ông Trump dùng cách giao tiếp của mình với quần chúng – bằng các dòng tweet và các tuyên bố theo phong cách Trump trong buổi họp báo, các kênh thông tấn về cơ bản là chạy theo, ra các bài tiêu đề kiểu “sắp tận thế đến nơi”.
Dù cho truyền thông có cố gắng tô vẽ sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump là một sự kiện bất ngờ, chưa có tiền lệ đến đâu, thì cần nhấn mạnh một sự thật rằng ông không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên gây chiến với truyền thông. Và ông chắc chắn cũng không phải là Tổng thống “căm ghét” truyền thông nhất lịch sử nước Mỹ.
George Washington, người cha lập quốc, vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, nhận định rằng mình luôn bị phân biệt đối xử trên mặt báo. Ông mô tả những nhà báo thời ấy là “những kẻ viết nhăng cuội khét tiếng” và từng bình luận rằng ông “mệt mỏi đến tận xương tủy vì bị vùi dập trong trước công chúng” bởi một nhóm các nhà báo luôn thích chỉ trích ông.
Cánh nhà báo thời đó thậm chí còn tuyên bố Washington, người đang dẫn dắt một cuộc thử nghiệm chính phủ hoàn toàn mới sau cuộc Cách mạng Hoa kỳ, là kẻ có những khát vọng độc tài.
Báo chí, như chính thể chế đảng phái ở Mỹ, luôn thiên vị một chính trị gia hơn người còn lại. Khi phương thức của Trump còn rất mới mẻ: chẳng hạn dùng Twitter để vươn tới hàng chục triệu người, thì những lời chỉ trích cách làm của ông đã có từ lâu.
Ngài John Adams đã từng e ngại về một tờ báo đảng phái – nhưng sau đó vị Tổng thống thứ 2 này đã đi quá xa với việc ký Luật chống nổi loạn 1798. Luật này coi việc xuất bản các tài liệu chỉ trích chính phủ là trái luật. Những người “viết, in, lưu hành, hoặc xuất bản bất kì ấn phẩm gây thù oán, có tính phỉ báng hay ngụy tạo nào” chống lại chính phủ Mỹ có thể bị phạt tù hoặc bị phạt hành chính. Nếu so với cố Tổng thống Adams, những tuyên bố của ông Trump trước những tờ báo đối lập thật là việc nhỏ nhoi chẳng đáng lưu ý. Thế mà truyền thông ngày nay vẫn có thể viết những từ như “chưa có tiền lệ” khi nhận định hành vi của vị Tổng thống hiện hành. Ông Trump đã không vi phạm bất kỳ quyền tự do cá nhân nào theo Tu chánh án 1, theo đó báo chí, hoặc bất kỳ ai đều có quyền hợp hiến khi muốn chỉ trích chính quyền của ông.
Tại nhiệm kì thứ hai của mình, ngài Washington thường xuyên chỉ trích công việc của báo chí là sự “mô tả sai lệch, xảo trá và đáng ghê tởm nhất”. Theo một lá thư ông viết cho Jefferson, Washington nhận định: báo chí đã chạy theo tiêu chuẩn “phóng đại và không thành thực đến nỗi khó có thể áp dụng cho hoàng đến La Mã Nero, một tên phạm tội khét tiếng; hoặc ngay cả với một kẻ móc túi”.
Hai thế kỉ sau, ông Trump nói với những quan chức tình báo cao cấp của mình rằng nhà báo là “những con người không trung thực nhất trên đời” trong khi tweet hàng tuần rằng tờ New York Times, CNN và những tờ khác đưa ra “tin giả” về ông và chính quyền của ông.
Trong khi Washington có vẻ sử dụng chữ nghĩa nhiều hơn ông Trump, sự chán ghét của họ với báo chí là như nhau.
Với truyền thông, Tổng thống Jefferson cũng không hiền lành gì, ông coi báo chí như một công cụ để đạt được các mục tiêu chính trị của mình. Cùng với James Madison, vị Tổng thống Hoa Kỳ thứ ba đã bắt đầu một trong những tờ báo theo đảng phái đầu tiên của Mỹ, tờ National Gazette năm 1791, được dùng để tấn công Alexander Hamilton và chính phủ của Washington.
“Vì Chúa, thưa quý ngài đáng kính, hãy cầm bút của ngài lên, chọn những kẻ dị giáo nổi bật nhất, và xé chúng thành từng mảnh trước bàn dân thiên hạ”, Jefferson nói với Madison trong việc công kích Hamilton dưới một bút danh giả mạo trên tờ báo đảng của mình.
Tờ báo đó đăng một câu chuyện với đầu đề: “Đám tang của George Washington”, nói về khả năng Washington bị tử hình vì lạm dụng quyền lực. Khi Washington nhìn chăm chăm vào trang nhất tờ báo này, ông đã nổi giận, và vị Tổng thống đầu tiên này, theo như lời kể của Jefferson “đã tức đến mức ông không còn kiểm soát được cơ thể mình”. Nhưng Washington không bao giờ thể hiện sự giận dữ trước công chúng, theo như lịch sử ghi chép lại.
“Ông ấy cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các bài tấn công nhằm vào ông trên báo chí. Tôi nghĩ ông ta quan tâm tới những điều đó hơn bất kỳ mà ai tôi từng gặp”. Jefferson viết trong thư gửi Madison về Tổng thống Washington.
Có lẽ đến hơn 2 thế kỷ sau, một vị Tổng thống khác cũng quan tâm tới các chỉ trích nhằm vào mình như ngài Washington đã xuất hiện, nhưng khác là ông này không ngại chia sẻ điều đó với công chúng. Tổng thống Trump, đăng công khai trên twitter của mình:
“Tờ báo thất bại @nytimes đã đăng tin sai lệch về tôi từ những ngày đầu… và kể từ ngày đó vẫn không có gì thay đổi, và sẽ không bao giờ. KHÔNG TRUNG THỰC.”
“Tờ báo thất bại @nytimes đã đưa tin sai về tôi ngay từ những ngày đầu. Nói rằng tôi sẽ thua cuộc tại các cuộc bầu cử sơ bộ, và tại cuộc tổng tuyển cử. TIN BỊP BỢM!
Minh Anh
Xem thêm:
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…