Đóng cửa nhà máy cuối cùng, Đức kết thúc tranh luận nhiều năm về điện nguyên tử

Ba nhà máy điện nguyên tử cuối cùng của Đức sẽ ngừng hoạt động vào 15/4, theo DW News đưa tin. Mặc dù quốc gia này đang gặp vấn đề về năng lượng do ảnh hưởng bởi chiến tranh Ukraine, đồng thời hiện nay các quốc gia Châu Á vẫn mở rộng triển khai năng lượng điện nguyên tử, bất chấp thảm họa Fukushima 12 năm trước.

Đức đóng cửa 3 nhà máy điện nguyên tử, với định hướng quyết tâm dùng năng lượng ‘xanh’ như năng lượng mặt trời. (Ảnh cắt từ video)

Video năng lượng nguyên tử vận hành ở Đức từ 17/6/1961, với tổng số 19 nhà máy, tính đến nay đã hoạt động tới 22.596 ngày:

Chấm dứt điện nguyên tử ở Đức

“Những rủi ro của năng lượng điện nguyên tử cuối cùng là không thể kiểm soát được; đó là lý do tại sao loại bỏ nguồn năng lượng này giúp đất nước chúng ta an toàn hơn và tránh được nhiều chất thải hạt nhân hơn,” nhận định của ông Steffi Lemke, đảng viên Đảng Xanh, Bộ trưởng Môi trường Liên bang Đức, đã đánh dấu sự kết thúc của những tranh luận nhiều năm chung quanh vấn đề điện nguyên tử ở quốc gia này.

Trước đó, từ thời bà Angela Merkel, đã có kế hoạch kết thúc các nhà máy điện nguyên tử vào cuối 2022. Tuy nhiên chiến tranh Ukraine khiến cung ứng dầu khí từ Nga bị ngưng. Thậm chí Đức đã phải cho hoạt động trở lại nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Lo lắng vấn đề năng lượng, Thủ tướng Olaf Scholz đã quyết định gia hạn hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử cho đến 15/4/2023.

Những tranh luận quanh chủ đề này đã kéo dài nhiều năm ở Đức, mà phần lớn ở Tây Đức, nơi có nhiều nhà máy điện nguyên tử hơn.

Ngày 17/6/1961, nhà máy điện nguyên tử đầu tiên đã hòa vào lưới điện ở Kalh thuộc Bavaria. Tổng cộng 19 nhà máy, đã góp phần khoảng 1/3 lượng điện của toàn quốc. Tính đến nay là khoảng 22.596 ngày hoạt động.

Thảm họa nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986 của Liên Xô, và thảm họa nhà máy điện nguyên tử Fukushima năm 2011 của Nhật Bản là những điểm gây ảnh hưởng đến quyết sách của chính phủ, bên cạnh những hoạt động phản đối năng lượng nguyên tử trong công chúng, chủ yếu là từ giới trẻ.

“Vâng, đây là một ngày quan trọng, bởi vì nó kết thúc một câu chuyện, cụ thể là việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích dân sự,” theo ông Jürgen Trittin, đảng viên Đảng Xanh, người từng là Bộ trưởng Môi trường năm 2002 và cũng là người thúc đẩy mạnh mẽ chủ trương đóng cửa các nhà máy điện nguyên tử từ thời bấy giờ.

“Nhưng năng lượng nguyên tử ở Đức vẫn chưa xong: Chúng ta vẫn phải đối phó với thực tế là chúng ta sẽ phải lưu trữ an toàn chất thải nguy hiểm nhất thế giới trong một triệu năm,” ông Trittin tuyên bố với hãng tin DW của Đức.

Cũng có những người không đồng ý với những nỗ lực do Đảng Xanh dẫn đầu nhằm đóng cửa các nhà máy điện nguyên tử.

Người phát ngôn của KenD, một tổ chức đại diện cho những lợi ích từ nguồn năng lượng này, đã nói với DW rằng đóng cửa nhà máy điện nguyên tử là không phải giải pháp tốt.

“Ngoài ra, xét về chính sách khí hậu và sự phát triển rất bất lợi trong sản xuất điện vào năm ngoái —do sản lượng điện đốt than tăng mạnh– việc đóng cửa 3 nhà máy điện nguyên tử đang hoạt động tốt với lượng khí thải nhà kính rất thấp,” người phát ngôn của KernD phân tích, “và xét đến an ninh nguồn cung, bảo vệ môi trường và khí hậu, cũng như khả năng cạnh tranh, thì nhiều năng lượng hạt nhân hơn sẽ có ý nghĩa hơn là không có gì cả.”

Reuters cũng dẫn một số quan điểm nhìn nhận về việc này.

“Tôi gọi đó là sự ngu ngốc kinh tế lớn nhất của đảng kể từ (lần đầu tiên tham gia chính phủ) năm 1949, và tôi kiên định với quan điểm này,” theo Arnold Vaatz, cựu nhà lập pháp của Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (SPD) của bà Merkel, một trong số ít người phản đối việc đóng cửa nhà máy, đã nói với Reuters.

Theo các con số thống kê của chính quyền liên bang, thì năm ngoái, điện nguyên tử chiếm 6% lượng điện của Đức, so với 44% năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, 2/3 người dân Đức tán đồng giải pháp tiếp tục kéo dài thời hạn và để các nhà máy điện nguyên tử tiếp tục hoạt động, theo một khảo sát của viện Forsa công bố hồi đầu tuần.

Một số người ủng hộ điện nguyên tử nói rằng Đức cuối cùng sẽ phải quay lại dùng điện nguyên tử nếu quốc gia này muốn thoát khỏi khai thác điện từ nguồn năng lượng hóa thạch. Họ lập luận rằng nguồn năng lượng tái tạo như sức gió và mặt trời sẽ không đủ cung cấp cho nhu cầu của quốc gia.

“Khi từ bỏ năng lượng nguyên tử, thì Đức đang trở nên gắn bó với sử dụng than đá và khí đốt, vì không phải lúc nào cũng có đủ gió thổi và mặt trời chiếu sáng,” theo nhận định của Rainer Klute, người đứng đầu hiệp hội phi lợi nhuận ủng hộ hạt nhân Nuklearia.

Nhà máy điện nguyên tử trên thế giới

Theo số liệu của IAEA (International Atomic Energy Agency, tổ chức quốc tế giám sát về năng lượng nguyên tử) thì hiện nay có 422 nhà máy điện nguyên tử đang hoạt động trên thế giới, với tuổi đời trung bình là 31 năm.

Cũng theo IAEA, xu hướng khai thác điện nguyên tử toàn cầu đạt đỉnh cao nhất chiếm 17,5% lượng điện vào năm 1996, và giảm dần xuống chỉ còn 10% vào năm 2021.

DW trích lời của ông Trittin, người phản đối điện nguyên tử ở Đức, thế giới không muốn đầu tư diện rộng vào điện nguyên tử “bởi vì điện nguyên tử không có tính cạnh tranh. Xây dựng các nhà máy điện nguyên tử mới rất tốn kém, thường đòi hỏi huy động nguồn vốn và tài trợ, đồng thời dễ gặp khó khăn như chậm trễ khi triển khai và bị phản đối của dân chúng địa phương.”

Tuy nhiên hiện nay một số quốc gia —đặc biệt là Trung Quốc, Nga, và Ấn Độ— đang triển khai dựng lập những nhà máy điện nguyên tử mới.

Trung Quốc, quốc gia có thể coi là không có vấn đề về dân chúng phản đối, đã xây mới 47 nhà máy điện nguyên tử. Hiện nay lượng điện nguyên tử của Trung Quốc đã vượt qua Pháp.

Một ưu điểm của nguồn năng lượng này mà cũng thường được nói đến, đó là nó hầu như không thải khí carbon dioxide, nó thân thiện môi trường hơn theo phương diện này.

Ngay cả Nhật Bản —quốc gia đã buộc phải ngưng một số nhà máy điện nguyên tử do động đất năm 2001— đã quay trở lại khai thác nguồn năng lượng này. Trong đó, một số nhà máy được tái khởi động để hoạt động trở lại.

Chính phủ Nhật Bản cũng tuyên bố rằng đất nước nghèo tài nguyên này muốn tiếp tục xây dựng các nhà máy mới với dự kiến hoạt động đến 70 năm.

“Chúng ta phải tận dụng triệt để năng lượng nguyên tử,” Thủ tướng Fumio Kishida gần đây đã tuyên bố, và coi đó là một phương châm của ông. Các cuộc khảo sát ở Nhật Bản cho thấy rằng bất chấp một thời gian dài kháng cự, ông thủ tướng vẫn nhận được sự ủng hộ tăng dần của dân chúng về quan điểm này.

Nhật Tân

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

8 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago