Đầu tháng Bảy, ông Trump đã đệ đơn kiện tập thể đối với công ty truyền thông xã hội, kiện Facebook, Twitter, Google và tổng giám đốc của các công ty này vì ngăn cản tự do ngôn luận, đặc biệt là chặn tiếng nói của những người phe cánh hữu. Ngày hôm sau, ông phát biểu bình luận trên Nhật báo Phố Wall, tư tưởng trung tâm của ông chính là nếu công ty truyền thông xã hội cấm tiếng nói của Trump, vậy thì họ có thể cấm tiếng nói của bất cứ người nào. Lập tức, Đảng Dân chủ và truyền thông cánh tả liên tiếp biểu đạt thái độ coi thường cáo buộc này của ông, cho rằng ông cố tình gây sự, lòe thiên hạ, đây là một vụ kiện tụng mà ông không thể thắng được, nói không chừng có thể bị thẩm phán bác bỏ ngay từ đầu. Điều thú vị là, hồi tháng Ba, thượng nghị sĩ xã hội chủ nghĩa Bernie Sanders đã đăng bài viết trên New York Times phê bình công ty truyền thông xã hội khóa tài khoản của ông Trump, nói rằng hôm qua họ khóa tài khoản của Trump, ngày mai họ có thể khóa tài khoản của bạn. Nếu ông Trump và ông Bernie Sanders có nhận thức chung về vấn đề này thì đây không phải là vấn đề nhỏ.
Bài viết được chuyển thể từ kênh YouTube Đông Phương.
Sở dĩ phe cánh tả, truyền thông cánh tả cho rằng vụ kiện này không đi tiếp được, là do nguyên nhân chủ yếu chính là Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ, cũng chính là bảo vệ tự do ngôn luận chỉ nhắm vào chính phủ, không nhắm vào doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, trên thực tế không đơn giản như thế. Giáo sư luật học Eugene Volokh thuộc Đại học California từng thảo luận về vấn đề này. Trong lịch sử luật học của Mỹ đã phân chia lĩnh vực truyền thông thành 3 loại: nhà xuất bản, nhà kinh doanh, và kênh truyền bá. Mỗi một loại đều có tiêu chuẩn luật pháp khác nhau, còn truyền thông xã hội nên được coi là kênh truyền bá, tương tự như công ty điện thoại, giống như vườn hoa công cộng trong thành phố, không thể vì lập trường chính trị của người dùng mà có sự đối đãi khác biệt. Thẩm phán Tối cao Pháp viện Clarence Thomas cũng có quan điểm như vậy. Dùng lời của ông mà nói thì Twitter, Facebook, Google giống như công ty kinh doanh tuyến đường sắt chính và mạng viễn thông, mặc dù là doanh nghiệp tư nhân, nhưng cần phục vụ xã hội. Mặc dù quốc hội đã trao quyền miễn trừ cho công ty nền tảng truyền thông xã hội, nhưng không đồng nghĩa với việc họ có thể dùng nội dung quyền miễn trừ để phân biệt đối xử với người dùng.
Có thể bạn biết về Điều luật 230 là điều luật giúp nền tảng truyền thông xã hội được miễn trừ trách nhiệm truy tố, không phải chịu trách nhiệm đối với ngôn luận của người dùng trên nền tảng. Trong khi đó, phe cánh tả, truyền thông cánh tả cũng lại lấy Điều luật 230 ra để nói chuyện, dường như có điều luật này làm bảo vệ thì ông Trump không có quyền lực kiện các công ty truyền thông xã hội. Điều luật 230 mặc dù là sự bảo vệ được quốc hội trao cho, nhưng quốc hội cũng có quyền thu hồi lại, sự bảo vệ như thế khiến sự kiềm chế tự do ngôn luận của các công ty truyền thông xã hội lớn tại Mỹ ngày càng gay gắt, nhất là trong khoảng thời gian gần đây. Chỉ cần là ngôn luận không gần với ý thức hệ của tầng quản lý của nền tảng truyền thông xã hội, thì gần như đều chịu sự áp chế. Nhân sĩ phe cánh hữu gần như ôm một bụng tức. Một khi Đảng Cộng hòa lấy lại quyền lãnh đạo quốc hội, thì vấn đề này chắc chắn sẽ được đưa vào lịch trình nghị sự.
Thực ra hồi năm ngoái đã có Thượng nghị sĩ khởi thảo dự luật đa nguyên hóa tự do quan điểm trên mạng, mục tiêu là nhắm tới cải cách Điều luật 230. Một bộ phận chính quyền tiểu bang do Đảng Cộng hòa nắm giữ cũng đã bắt tay vào việc này. Nghị viện tiểu bang Florida đã thông qua luật không cho phép công ty truyền thông xã hội chặn tài khoản của ứng cử viên chính trị. Tuy nhiên, hiện tại luật này vẫn chưa thể thực thi, bởi một thẩm phán liên bang đã ra lệnh tạm thời cấm thực thi luật này, vị thẩm phán này được bổ nhiệm từ thời kỳ ông Clinton làm tổng thống. Phán quyết của thẩm phán này cũng là nằm trong dự liệu. Thống đốc tiểu bang Florida – ông Ron DeSantis đã nói sẽ kháng cáo lên Tòa phúc thẩm thứ 11. Đương nhiên, công ty truyền thông xã hội cũng không phải là hiền, vụ kiện này cũng có chỗ dễ đối với họ, tập đoàn truyền thông xã hội cũng sẽ không chịu làm hòa. Mặc dù công ty truyền thông xã hội có nhiều tiền, kiện tụng và làm quan hệ công chúng nếu không có tiền thì không thể được. Tuy nhiên, trong xã hội tự do mà chỉ có tiền thì vẫn chưa đủ, vẫn cần phải có cái lý vững chắc. Nền tảng truyền thông xã hội dùng tiêu chuẩn của mình để kìm kẹp ngôn luận, như thế việc lấy đá tự đập chân mình cũng là chuyện sớm muộn. Ông Trump và ông Ron DeSantis có nhận thức chung về điểm này. Thẩm phán Tối cao Pháp viện làm điều này liệu chẳng phải là chọc giận công chúng ư? Họ đã chặn đạo luật của tiểu bang Florida, sẽ có càng nhiều nghị viện tiểu bang hơn nữa lập pháp. Tại quốc hội, họ dùng các thủ đoạn để ngăn chặn sửa đổi đạo luật, thì sẽ có nghị sĩ khác thúc đẩy một đạo luật mới. Vụ kiện của ông Trump chỉ là mở ra một bước đầu, sẽ có nhiều vụ kiện tập thể hơn nữa theo sau.
Ông Trump là người có nhiều kinh nghiệm trong kiện tụng. Lý do ông kiện nền tảng truyền thông xã hội là vì họ không nên được đối đãi như công ty tư nhân bình thường. Trong việc kiềm chế tự do ngôn luận thuộc phạm trù chính trị, họ không có sự khác biệt so với chính phủ, không được xâm phạm quyền tự do ngôn luận trên nền tảng truyền thông xã hội. Chính phủ liên bang trao cho nền tảng truyền thông xã hội quyền miễn trừ, sẽ không cần chịu trách nhiệm đối với những ngôn luận của người dùng trên nền tảng truyền thống xã hội, nhưng nền tảng truyền thông xã hội áp chế ngôn luận có tính lựa chọn, đứng về phía nào đó một cách có lựa chọn, do đó họ cần phải bị trừng phạt.
Ở đây có sự định vị luật pháp một cách tinh xảo, luật pháp liên bang cấm luật pháp tiểu bang thực thi với cá nhân và doanh nghiệp, bằng như nâng cá nhân và doanh nghiệp đó lên vị trí cấp chính quyền bang, vậy thì nền tảng truyền thông xã hội không phải là doanh nghiệp tư nhân thông thường, cũng sẽ chịu sự ràng buộc của Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp, cũng sẽ chịu sự ràng buộc giống như các cơ quan chính phủ khác. Điểm này, thái độ của Tối cao Pháp viện đã có tiền lệ, năm 1956 và năm 1989, Tối cao Pháp viện cũng đều có phán quyết, bởi vì đã có quyền miễn trừ liên bang, nên đã đưa địa vị của tổ chức phi chính phủ lên địa vị của tổ chức chính phủ. Năm 1963, một tranh cãi của Tối cao Pháp viện xoay quanh Tu chính án thứ nhất, nếu quan chức chính phủ không thích một cuốn sách nào đó và nói rằng sẽ truy tố tác giả, kết quả nhà sách tư nhân nói hạ cuốn sách này khỏi kệ và không bán nữa, vậy thì nhà sách tư nhân này đã vi phạm Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp.
Quay trở lại hồi tháng 10/2020, trong một cuộc điều trần trước quốc hội liên quan đến nền tảng truyền thông xã hội, tại cuộc điều trần này, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal đến từ tiểu bang Connecticut nói với CEO của Twitter – Jack Dorsey và CEO của Facebook – Mark Zuckerberg rằng Tổng thống Trump phát tán tin nhảm, muốn lật đổ ý chí của cử tri. Thượng nghị sĩ Blumenthal còn đe dọa, nếu nền tảng truyền thông xã hội không có hành động, ông sẽ kiện công ty truyền thông xã hội, cải cách Điều luật 230, thậm chí lật đổ Điều luật 230. Khi đó tại cuộc điều trần, Mark Zuckerberg nói không có Điều luật 230 thì sự sinh tồn của Facebook sẽ gặp khó khăn. Tháng Một năm nay, Twitter và Facebook đều chặn tài khoản của ông Trump. Vậy điều này chẳng phải cùng đạo lý với chuyện nhà sách tư nhân không bán sách mà quan chức chính phủ thích hồi năm 1963 hay sao? Không coi nhà sách là doanh nghiệp tư nhân thông thường để đối đãi, vi phạm Tu chính án thứ nhất, có phải như thế hay không?
Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy, nền tảng truyền thông xã hội chủ động hợp tác với quan chức Đảng Dân chủ, kiềm chế ngôn luận của phe cánh hữu. Từ điểm này mà nói, nền tảng truyền thông xã hội cũng không còn là doanh nghiệp tư nhân thông thường, không khác là mấy so với cơ quan chính phủ? Trong thời gian tổng tuyển cử có nhiều tranh cãi về kiểm phiếu, Twitter đã hợp tác với một bộ phận quan chức chính quyền tiểu bang, các bài đăng nghi ngờ kiểm phiếu tổng tuyển cử đều bị xóa, quan chức chính quyền nói đó là những tin giả, nhưng thực tế đó đều là tiếng nói phê bình chính sách của chính quyền tiểu bang, vậy thì Twitter còn có thể nói là doanh nghiệp tư nhân thông thường, không chịu sự ràng buộc của Tu chính án thứ nhất sao? Tháng Chín năm ngoái, Mark Zuckerberg thừa nhận hợp tác với Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Mỹ để xóa những bài đăng về dịch bệnh mà họ cho là sai lầm. Trong đó bao gồm cả nghi ngờ về khả năng nguồn gốc của virus là rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán. Khi Tiến sĩ Fauci thay đổi quan điểm, thừa nhận có khả năng là rò rỉ từ phòng thí nghiệm, Facebook cũng lập thức thay đổi cách làm. Từ điểm này mà xét, Facebook có khác gì so với cơ quan chính phủ, liệu có còn được coi là doanh nghiệp tư nhân thông thường để đối đãi và không chịu ràng buộc của Tu chính án thứ nhất hay không?
Từ vĩ mô mà xét, nền tảng truyền thông xã hội và công ty công nghệ cao hiện nay là có sức mạnh ‘hô mưa gọi gió’ tại Mỹ, truyền thông xã hội muốn kiềm chế ngôn luận gì, thì ngôn luận đó gần như biến mất trong xã hội chủ lư. Trong lịch sử nước Mỹ chưa hề có công ty tư nhân nào có thể bưng bít ngôn luận của chính khách, có thể phân tách chính khách và cử tri trên phạm vi rộng như thế, hơn nữa còn là liên thủ với đảng phái chính trị nào đó để cùng hành động. Việc này chẳng phải là giống với Bộ Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ hay sao, có thể nói Bộ Tuyên truyền Trung ương không phải là cơ quan chính phủ không?
Đông Phương, Vision Times
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…