Đông Phương: Vòng vây siết chặt ĐCSTQ đã hình thành nhưng còn một điểm yếu

Trên trường quốc tế ngày nay, bộ mặt thật của chính quyền Bắc Kinh ngày càng được xã hội tự do nhìn nhận rõ ràng. Bắc Kinh không còn là đối tác chống lại Đảng Cộng sản Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, cũng không phải là một quốc gia đang phát triển, lạc hậu về công nghệ, quân sự hay kinh tế, mà là một quốc gia độc tài cộng sản thách thức trật tự quốc tế hiện tại, hống hách chuyên quyền và nguy hiểm. Xã hội tự do đã dần nhận ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không đồng nghĩa với Trung Quốc.

Bài viết được chuyển thể từ video của kênh YouTube Đông Phương.

(Ảnh: Kramlin.ru)

Trong vòng vài năm ngắn ngủi, nhận thức của công chúng về ĐCSTQ ở các nước phát triển đã thay đổi mạnh mẽ. Úc, Vương quốc Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Canada đã đạt mức cao kỷ lục về số người có thái độ tiêu cực đối với ĐCSTQ tại các quốc gia này.

Trong đó, Úc có sự thay đổi lớn nhất, 84% người Úc ghét ĐCSTQ, tăng 24% trong vòng một năm. Tại Vương quốc Anh, 3/4 dân số không thích ĐCSTQ, tăng 19%. Tại Hoa Kỳ, sau khi cựu Tổng thống Trump nhậm chức, tỷ lệ người ghét ĐCSTQ tăng 20%, riêng năm ngoái, con số này đã tăng 13%.

Điều này có liên quan trực tiếp đến virus Trung Cộng (virus corona mới) vào năm ngoái. Thứ Sáu tuần trước, ông Robert Redfield, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng ông tin virus Trung Cộng đến từ một phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán. Bởi nếu virus được lây từ động vật sang người, sẽ phải mất khá nhiều thời gian cho việc lây nhiễm từ người sang người. Hơn nữa có nhiều khả năng rằng nhân viên công tác đã bị nhiễm virus đường hô hấp trong phòng thí nghiệm. Ông nhấn mạnh rằng ông không có ý định đổ lỗi cho ai, đây là nhận định của ông với tư cách là một chuyên gia.

Việc xã hội tự do nhanh chóng suy giảm thiện cảm với ĐCSTQ cũng liên quan đến việc Hồng Kông bị chấm dứt sớm thể chế “Một quốc gia, hai chế độ” và cuộc thanh lọc sắc tộc tại Tân Cương. Thứ Hai tuần trước, Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và Canada đã thống nhất hành động áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh đối với một số quan chức của ĐCSTQ.

Đây đều là những quan chức của ĐCSTQ có liên quan đến việc thanh lọc sắc tộc ở Tân Cương. Bắc Kinh ngay lập tức có hành động trả đũa và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, đồng thời cấm nhập cảnh đối với 10 quan chức, học giả và 4 tổ chức của EU.

Tại Hoa Kỳ xưa nay vẫn luôn tồn tại phe diều hâu (phe cứng rắn với ĐCSTQ) và phe gấu trúc (phe dung túng cho ĐCSTQ một cách vô nguyên tắc), nhưng sau khi TT. Trump lên nắm quyền thì phe gấu trúc ở Mỹ gần như biến mất. Điều này cũng đúng sau khi ông Biden lên nắm quyền. Thứ Năm tuần trước, TT. Biden cuối cùng cũng tổ chức một cuộc họp báo. Đây là buổi họp báo đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức. Ông nói với giới truyền thông rằng trong nhiệm kỳ của mình, ông sẽ không để ĐCSTQ trở thành một quốc gia giàu có và quyền lực nhất thế giới. Đồng thời ông cũng nói thẳng với ông Tập Cận Bình rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vạch trần cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã thực hiện các hành động nhằm mang dòng chảy của ngành sản xuất công nghệ cao quay trở về Hoa Kỳ.

Các nước Âu Mỹ rõ ràng rất coi trọng hành động khiêu khích của ĐCSTQ. Tuần trước, một cuộc đối thoại đã được tổ chức riêng, nhằm thảo luận về cách đối phó với hành động khiêu khích của ĐCSTQ.

Theo lời của Bộ Trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken, đó là cách bảo vệ các lợi ích kinh tế chung của Hoa Kỳ và các nước Châu Âu và chống lại các hành động khiêu khích của ĐCSTQ, cũng như hậu quả khi đối phó với việc ĐCSTQ không thực hiện các cam kết quốc tế của mình.

Tại cuộc họp của NATO vào tuần trước, ông Blinken một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất. Kinh tế Mỹ chiếm 1/4 toàn bộ nền kinh tế thế giới, nhưng nếu tính cả các đồng minh của Mỹ thì sẽ chiếm tới 60% nền kinh tế thế giới. Nếu đoàn kết lại, thì không một nước nào dám đứng ra thách thức.

Ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO, cho biết là một tổ chức liên minh quân sự, hiện NATO vẫn chưa coi ĐCSTQ là kẻ thù, nhưng quyền lực của ĐCSTQ có thể đe dọa đến an ninh của các quốc gia thành viên. Ví dụ, ĐCSTQ đã đầu tư rất nhiều vào vũ khí trang thiết bị trong quân đội, gồm cả những loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng việc sở hữu vũ khí không phải là một mối đe dọa. Mối đe dọa là các quốc gia sở hữu vũ khí. Hệ tư tưởng của ĐCSTQ không phù hợp với một xã hội tự do. Có thể thấy rõ điểm này ở Hồng Kông và Tân Cương, mục tiêu của ĐCSTQ là lật ngược trật tự quốc tế hiện tại dựa trên pháp quyền. Họ đe dọa tự do hàng hải, xây dựng căn cứ quân sự ở Biển Đông, mở rộng quân đội ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, v.v.

Tuần trước, 200 tàu ​​đánh cá Trung Quốc đã cập bến tại rạn san hô Whitson ở Biển Đông, cách Philippines 324 km. Chính phủ Philippines đã yêu cầu các tàu đánh cá Trung Quốc phải rời đi ngay lập tức, nhưng họ vẫn không rời khỏi nước này. Philippines đã gửi thêm tàu ​​chiến tuần tra trên rạn san hô Whitson.

Thứ Ba tuần trước, Hoa Kỳ bày tỏ sự ủng hộ đối với Philippines và cáo buộc Bắc Kinh đã lợi dụng tàu đánh cá nhằm quấy rối, khiêu khích các nước khác, cũng như phá hoại hòa bình và an ninh khu vực. Bắc Kinh nhấn mạnh rằng đây là rạn san hô thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc, nơi các tàu đánh cá neo đậu tạm thời để tránh gió. Nhưng Hoa Kỳ đã phản bác rằng những tháng qua ngày càng có nhiều tàu cá neo đậu, nhưng không hề liên quan gì tới thời tiết.

Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, cho biết trong phiên điều trần tại Thượng viện đề cử chỉ huy Bộ tư lệnh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vào tuần trước rằng ĐCSTQ đang nhanh chóng hiện đại hóa quân đội và mục tiêu của họ là Đài Loan. Ví như việc xây dựng một lô tàu chiến có bệ đáp trực thăng và tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn.

Ông Philip S. Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đương nhiệm, tin rằng ĐCSTQ sẽ phát động một cuộc xâm lược Đài Loan trong vòng 6 năm. Tuy nhiên, ông Aquilino cảnh báo rằng các hành động của ĐCSTQ thường nhanh hơn so với dự đoán của các nhà phân tích chiến lược Hoa Kỳ. Nhưng ông đã không đưa ra thời gian biểu cho cuộc tấn công vào Đài Loan mà ông dự tính.

Ông nhấn mạnh, quân đội Mỹ phải có những hành động thực tế. Chỉ cử tàu chiến tuần tra eo biển Đài Loan, và hai nhóm tác chiến tàu sân bay cùng tập trận chung … e rằng còn xa mới đủ. Ông yêu cầu Quốc hội cấp kinh phí, nhằm cải thiện khả năng răn đe quân sự của quân đội Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, cần 4,6 tỷ đô la Mỹ để mở rộng vũ khí trang thiết bị.

Trước cuộc đối thoại Alaska với các nhà ngoại giao Trung Quốc, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã đến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của một thành viên nội các trong chính quyền Biden. Các chủ đề được thảo luận là ĐCSTQ và Triều Tiên. Ngoại trưởng Blinken tuyên bố rằng nếu ĐCSTQ muốn sử dụng các hành động khiêu khích nhằm đạt được mục đích của mình, Hoa Kỳ sẽ phản công.

Hàn Quốc và Nhật Bản là đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ ở Châu Á. Đồng thời khi đối mặt với thách thức từ ĐCSTQ, Triều Tiên và Nga, cả 2 nước đều có quân đội Mỹ đồn trú. Nhưng quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc không mấy hòa thuận. Những vấn đề còn sót lại từ Thế chiến II vẫn chưa được giải quyết, vụ kiện thương mại được đưa lên tận WTO, và thủ tướng Nhật Bản đã không gặp mặt tân đại sứ của Hàn Quốc.

Cả hai nước đều hy vọng sẽ trở thành đồng minh tốt hơn của Hoa Kỳ ở Châu Á. Do đó, tổng thống Hoa Kỳ sau khi nhậm chức sẽ điện đàm với thủ tướng và tổng thống nước nào cũng là một vấn đề ngoại giao hóc búa. Tuy nhiên, trước những kẻ thù chung, trong chuyến thăm của các bộ trưởng nội các Hoa Kỳ tới Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước đã tỏ ra khá thân thiện và không chỉ trích lẫn nhau. Nhật Bản là điểm dừng chân đầu tiên của chuyến thăm. Một cố vấn của chính phủ Hàn Quốc cho biết họ chấp nhận việc Nhật Bản trở thành đồng minh mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ.

Tóm lại, ngoài một số quốc gia, cộng đồng quốc tế ngày càng hiểu rõ hơn về ĐCSTQ, và cũng nhận thức được mối đe dọa đến từ ĐCSTQ. Vòng vây siết chặt ĐCSTQ đã hình thành một cách tự nhiên, sự bao vây về kinh tế, quân sự, các lĩnh vực chính trị và ngoại giao cũng đang hình thành. Nhưng cuộc bao vây này vẫn có một điểm yếu, đó chính là các nhóm lợi ích thương mại.

Đông Phương, Vision Times

Xem thêm:

Đông Phương

Published by
Đông Phương

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

5 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

11 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

21 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

26 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

26 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

36 phút ago