Mới đây, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật yêu cầu Bộ Ngoại giao thường xuyên gửi báo cáo về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ủng hộ Nga xâm lược Ukraine. Dự luật được đặt theo tên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một cách hiếm thấy.
Vào ngày 27/4, dự luật “Đánh giá sự can thiệp và lật đổ của Tập Cận Bình” (Assessing Xi’s Interference and Subversion Act), gọi tắt là “Dự luật Trục tâm” (AXIS Act). Dự luật được đưa ra bởi Dân biểu Andy Barr đến từ tiểu bang Kentucky, chỉ ra rằng “liên minh giữa ĐCSTQ và Điện Kremlin Nga là ‘trục tà ác’ mới đe dọa Mỹ và ‘trật tự quốc tế dựa trên luật lệ’.”
Tên gọi tắt của dự luật này khiến người ta liên tưởng đến các cường quốc “phe trục” (Axis powers) được hình thành bởi Đức Quốc xã, Nhật Bản và Ý trong Chiến tranh thế giới thứ II, và đã phát động các cuộc xâm lược ở các nơi như châu Âu, Bắc Phi, Đông Á, v.v.; 57 quốc gia trên thế giới đã thành lập ‘nước đồng minh’ để đối kháng với ‘phe trục’ này.
Dự luật đã được Hạ viện thông qua áp đảo với 394 phiếu thuận và 3 phiếu chống. Nếu được Thượng viện thông qua một lần nữa, dự luật sẽ được gửi đến Nhà Trắng để được tổng thống ký thành luật.
Nhà bình luận Hồng Kông và chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, ông Trình Tường đã phân tích trong một cuộc phỏng vấn với Vision Times tiếng Trung rằng việc thông qua “Luật Trục tâm” tại Hạ viện có ý nghĩa to lớn. Trước hết, nó được đặt theo tên của ông Tập Cận Bình, và rất hiếm khi luật của Mỹ đặt theo tên một nhà lãnh đạo nước ngoài, “Có thể thấy dự luật này có tính nhắm thẳng vào ông Tập Cận Bình rất lớn … Cái gì gọi là trục tâm? Chính là trục tâm Tập Cận Bình – Putin, rất rõ ràng là kết nối Nga với Trung Quốc, trục Tập Cận Bình Putin, rõ ràng là móc nối Trung Quốc và Nga với nhau, móc nối ông Tập Cận Bình và ông Putin với nhau.”
Ông Trình Tường chỉ ra, cái gọi là “trục tâm” đang thực hiện cuộc xâm lược Ukraine, Nga là bên trực tiếp xâm lược và ĐCSTQ là đồng phạm. Dự luật yêu cầu Chính phủ Mỹ tìm hiểu xem ĐCSTQ sử dụng hình thức nào để hỗ trợ sự xâm lược của Nga, và liệu ĐCSTQ có làm suy yếu các lệnh trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu của Mỹ và các đồng minh phương Tây đối với Nga hay không. Phạm vi bao phủ rất toàn diện, bao gồm: ĐCSTQ là nhà nhập khẩu lớn nhất hàng tiêu dùng của Nga và là người mua nhiều năng lượng của Nga. Nếu ĐCSTQ không phối hợp (với phương Tây), thì trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ thất bại, trên thực tế ĐCSTQ cũng đang tài trợ cho Nga trong cuộc chiến tranh này.
Dự luật cũng yêu cầu Chính phủ Mỹ kiểm tra xem ĐCSTQ có cung cấp cho Nga công nghệ bán dẫn, hỗ trợ tình báo và thậm chí cả các hoạt động quân sự hay không; liệu họ có đạt được bất kỳ biện pháp kinh tế và tài chính nào với Nga để triệt tiêu các lệnh trừng phạt của phương Tây hay không. Đặc biệt, cần nghiên cứu xem ĐCSTQ có đang giúp Nga trong việc tuyên truyền trên mạng xã hội hay không.
Ông Trình Tường cho rằng dự luật đã được Hạ viện thông qua với số phiếu áp đảo và rất có thể cuối cùng nó sẽ được Thượng viện thông qua, và nó đến rất đúng lúc. Ông chỉ ra rằng ĐCSTQ bề ngoài đóng vai trò trung lập, nhưng trên thực tế lại là hoàn toàn ủng hộ hành động xâm lược của Nga, thể hiện qua ngoại giao, kinh tế và tuyên truyền. Bao gồm 3 lần Liên Hiệp Quốc biểu quyết lên án Nga, thì ĐCSTQ bỏ phiếu trắng 2 lần và một lần chống. Đồng thời ĐCSTQ còn đổ lỗi cho cuộc xâm lược này là do sự bành trướng về phía đông của NATO. Đồng thời, Tân Hoa xã đã nhiều lần cáo buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm lớn nhất đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, và dẫn theo lời Nga mà không hề cập đến 2 chữ “xâm lược”.
Trên các nền tảng xã hội Trung Quốc Đại Lục do ĐCSTQ kiểm soát, tất cả các tiếng nói ủng hộ Ukraine đều bị cấm và chỉ còn các tiếng nói chống Ukraine; nhiều phương tiện truyền thông khác nhau đã được thông báo rằng họ chỉ có thể đưa tin những bình luận có lợi cho Nga. Ông Trình Tường chỉ ra, kiểu tư tưởng tuyên truyền này đã giúp ích rất nhiều cho Nga và khiến Nga trở nên “tự tin” hơn. Ngoài ra, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga đã tăng vọt 30% trong thời gian chiến tranh trong quý đầu tiên, và toàn bộ lãnh thổ của Nga đã được mở cửa để lúa mì của Nga đổ vào Trung Quốc. “Rõ ràng là ĐCSTQ đang xuất khẩu một lượng lớn vật tư sang Nga, đó cũng là một dạng chi viện cho Nga.”
Về tầng diện quân sự, ông Trình Tường chỉ ra, cả thế giới đang theo dõi chặt chẽ, ĐCSTQ có thể không dám có bất kỳ hành động nào và không dám trực tiếp cung cấp thiết bị quân sự. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong chiến tranh Ukraine, ĐCSTQ đã gửi một lượng lớn vật tư quân sự, bao gồm tên lửa phòng không, đến Serbia, quốc gia bị NATO và Mỹ phản đối mạnh mẽ. Máy bay vận tải quân sự cỡ lớn của ĐCSTQ đã hạ cánh xuống sân bay của Serbia, “thực tế đây là cách làm thị uy đối với NATO”. Serbia nằm ở trung tâm bán đảo Balkan và được mệnh danh là kho đạn dược của châu Âu. ĐCSTQ gửi vật tư quân sự đến Serbia, liệu có ý đồ “vây Ngụy, cứu Triệu” hoặc cố gắng làm suy yếu sự ủng hộ của NATO đối với Ukraine?
Vì vậy, về mặt ngoại giao, chính trị, kinh tế và tuyên truyền, ĐCSTQ mở hết tốc lực ủng hộ hành động xâm lược của Nga. Ông Trình Tường nói, “Trung Quốc và Nga đã kết thành một trục tâm xâm lược, cho nên trong tình huống này, Mỹ đưa ra ‘Dự luật Trục tâm’ để giám sát chặt chẽ xem ĐCSTQ có còn ủng hộ hành động xâm lược hay không, tôi nghĩ đây là động thái là rất thích hợp.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…