Đại sứ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Pháp, ông Lư Sa Dã (Lu Shaye), đã phủ nhận tư cách quốc gia có chủ quyền của Liên Xô cũ trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với truyền thông Pháp, khiến dư luận quốc tế lên án chỉ trích. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh sau đó nói rằng ngôn luận của ông Lư không đại diện cho lập trường của ĐCSTQ. Về vấn đề này, ông Dư Mậu Xuân, cựu Cố vấn trưởng về Chính sách Trung Quốc tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nói với Epoch Times rằng ông Lư Sa Dã không phải nhất thời lỡ miệng, ngôn luận của ông ấy đã phản ánh cách nhìn cơ bản của nội bộ của ĐCSTQ về tình hình thế giới.
Trả lời phỏng vấn truyền hình Pháp hôm 21/4, ông Lư Sa Dã cho biết về mặt lịch sử, Crimea là một phần của Nga và được cựu lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev trao cho Ukraine. Ông tuyên bố rằng “các quốc gia thuộc Liên Xô cũ này không có địa vị thực tế trong ‘Luật Quốc tế’”, bởi vì không có thỏa thuận quốc tế nào thực sự trao tư cách chủ quyền cho các quốc gia này.
Năm 1991, Liên Xô tan rã, trong đó có Nga và 15 nước cộng hòa cũ trở thành các quốc gia độc lập.
Ông Dư Mậu Xuân, hiện là giám đốc Trung tâm Trung Quốc của Viện Hudson, đã bày tỏ quan điểm của mình với phóng viên The Epoch Times vào ngày 25/4 về vụ việc ông Lư Sa Dã. Ông nói rằng việc ông Lư Sa Dã cho rằng Ukraine và 14 quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác không có tư cách là các quốc gia có chủ quyền không hẳn là nhất thời lỡ miệng mà nói thế, mà là phản ánh cách nhìn nhận/ quan điểm cơ bản của nội bộ ĐCSTQ về tình hình quốc tế.
“Quan điểm của ĐCSTQ về tình hình quốc tế chính là toàn bộ trật tự thế giới do phương Tây chủ đạo và thù địch với các nước cộng sản như Trung Quốc. Vì vậy, ông Đặng Tiểu Bình nói rằng cần phải ẩn mình chờ thời và cần nằm gai nếm mật, sau khi đôi cánh cứng lên thì sẽ thay đổi tình hình này. Như vậy, hiện giờ ông Tập Cận Bình cảm thấy rằng ĐCSTQ sẽ lật đổ ‘Luật Quốc tế’ và trật tự thế giới đã tồn tại từ Thế chiến II. Những lời của ông Lư Sa Dã đã phản ánh ra tâm lý này.”
Ông Dư Mậu Xuân giải thích rằng sau khi Liên Xô sụp đổ, các nước liên minh cộng hòa đó đã trở thành các quốc gia độc lập, nhưng ông Lư Sa Dã nói rằng điều này vẫn chưa được quyết định và không có “Luật Quốc tế”. Bởi vì ông ấy cho rằng “Luật Quốc tế” là do thế giới tư bản đưa ra, và ông ấy cảm thấy nó không công bằng.
“ĐCSTQ muốn định hình lại trật tự thế giới, điều này ông Tập Cận Bình đã nói rất nhiều, gọi là hệ thống quản trị toàn cầu, ông ấy nghĩ rằng ĐCSTQ cần đóng vai trò chủ đạo.”
Theo truyền thông của ĐCSTQ – tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin, ngày 12/10/2015, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành một “học tập tập thể” về “mô hình quản trị toàn cầu và hệ thống quản trị toàn cầu”. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình nói rằng ĐCSTQ sẽ thúc đẩy “cải cách hệ thống quản trị toàn cầu”.
Ông Dư Mậu Xuân nói rằng không chỉ ông Lư Sa Dã, mà nhiều người phát ngôn của ĐCSTQ cũng sẽ nói như vậy, ĐCSTQ cũng nói như vậy tại Liên Hợp Quốc và ông Tập Cận Bình cũng nói như vậy khi gặp Tổng thống Nga Putin tại Moscow.
Ngày 22/3, ông Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Nga 3 ngày, khi rời Điện Kremlin, ông ấy đã từng nói với ông Putin một lời rằng cái gọi là sự thay đổi cục diện 100 năm, “chúng ta sẽ cùng nhau thúc đẩy”. Ông Putin đã hồi đáp đồng ý.
Ông Dư Mậu Xuân nói: “Điều này phản ánh một kiểu tư duy nhất quán của ĐCSTQ, vì vậy tôi không nghĩ (ông Lư Sa Dã) vô tình lỡ miệng.”
Liên quan đến sóng gió do phát biểu của ông Lư Sa Dã, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 24/4, rằng Bắc Kinh tôn trọng tư cách là quốc gia có chủ quyền của các quốc gia thành viên Liên Xô cũ và tuyên bố này là lập trường chính thức của ĐCSTQ.
Reuters đưa tin cho rằng tuyên bố của bà Mao Ninh dường như là một nỗ lực nhằm khiến Bắc Kinh giữ khoảng cách với những ngôn luận của ông Lư Sa Dã và xoa dịu căng thẳng với Liên minh châu Âu.
Ông Dư Mậu Xuân nói với tờ Epoch Times rằng phản ứng của bà Mao Ninh là vào thế buộc phải đưa ra.
“Trước sự chất vấn liên tục của các phóng viên, bà Mao Ninh không có lựa chọn nào khác. Đây là bản chất lừa dối nhất quán trong chính sách ngoại giao của ĐCSTQ, nói một đằng làm một nẻo. Nếu bà ấy thực sự nghĩ rằng Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) tôn trọng nền độc lập và quyền tự chủ của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, thì nên lên án dứt khoát cuộc xâm lược Ukraine của Nga.”
“Bởi vì (hành động xâm lược) này trái với các nguyên tắc mà ĐCSTQ tự tuyên bố,” ông Dư Mậu Xuân nói, “Sự thật đã thắng những lời hùng biện, dù bà Mao Ninh nói gì, thì đều hiện lên sự nhợt nhạt và bất lực.”
Theo Bloomberg News, trên tài khoản WeChat chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp vào sáng ngày 24/4, vẫn có thể nhìn thấy phiên bản tiếng Trung và tiếng Pháp toàn văn cuộc phỏng vấn ông Lư Sa Dã, nhưng bài đăng đã bị gỡ xuống vào khoảng trưa hôm đó. Khi bấm vào liên kết thì chỉ hiển thị dòng chữ “nội dung này đã bị nhà xuất bản xóa”.
Hiện không rõ vì sao Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp lại gỡ bài viết. Bà Mao Ninh đã được hỏi về vấn đề này trong một cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 24/4, nhưng bà chỉ nói: “Tôi không hiểu tình huống mà bạn đề cập.”
Ông Dư Mậu Xuân nói rằng những gì ông Lư Sa Dã nói, về cơ bản có liên quan đến cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ. Bởi vì quan điểm cơ bản nhất của ĐCSTQ về chiến lược quốc tế là nước Mỹ là một nước bá quyền và thù địch với hệ thống xã hội chủ nghĩa. Mục đích cơ bản của ĐCSTQ không phải là làm cho thế giới công bằng hơn, mà chiến lược quốc tế của nó là trở thành lãnh đạo của thế giới.
“Họ (ĐCSTQ) cảm thấy rằng Mỹ đang cản trở tham vọng của mình, vì vậy họ coi Mỹ là kẻ thù số một của mình, việc gì cũng đẩy về phía Mỹ.” Ông Dư Mậu Xuân nói rằng trên thực tế, Mỹ không chỉ đại diện cho lập trường của riêng Chính phủ Mỹ, mà còn đại diện cho đông đảo các quốc gia trên thế giới, trong đó có Liên minh châu Âu và nhiều quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ngôn luận của ông Lư Sa Dã đang tiếp tục bị lên án rộng rãi ở châu Âu. Ukraine và nhiều quốc gia thành viên khác của Liên Xô cũ đã giận dữ chỉ trích ông. Trong một bức thư ngỏ do tờ Le Monde của Pháp đăng ngày 24/4, gần 80 nghị sĩ châu Âu đã kêu gọi Chính phủ Pháp tuyên bố ông Lư Sa Dã là “nhân vật không được chào đón” càng sớm càng tốt.
Ông Dư Mậu Xuân nói rằng hành vi ngoại giao của ĐCSTQ là vô cùng vô lý, và toàn bộ chính sách đối ngoại và khái niệm ngoại giao của họ cũng vậy, và đó không phải là vấn đề năng lực ngoại giao của cá nhân cá biệt, mà là những nhà ngoại giao ĐCSTQ kiểu này đang gây rắc rối ở khắp mọi nơi, điều này chỉ khiến thế giới ngày càng nhìn rõ hơn bản chất của ĐCSTQ.
“Trong những năm gần đây, các nhà ngoại giao của ĐCSTQ rất sôi nổi, và họ không còn che đậy trên các diễn đàn quốc tế nữa. Họ lên TV để biện hộ cho chính sách của quốc gia mình, nhưng làm như vậy cũng là một sự giáo dục cho mọi người trên toàn thế giới. Chính là những gì các quan chức cấp cao của ĐCSTQ nói ra, chính là phản ánh ý thức đấu tranh của ĐCSTQ, quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin của ĐCSTQ, họ coi cả thế giới là lực lượng chống lại hệ thống cộng sản, vì vậy họ muốn tham gia vào chiến lược toàn cầu và muốn định hình lại trật tự thế giới.”
Ông Dư Mậu Xuân cho rằng một kẽ hở cơ bản nhất của ĐCSTQ là trong vấn đề phản đối Nga xâm lược Ukraine, Mỹ đã đi đầu trong việc lên án Nga tại Liên Hợp Quốc, hơn 140 quốc gia phản đối Nga, nhưng ĐCSTQ không dám đứng lên cùng đại đa số các nước trên thế giới để lên án hành động xâm lược. “Vì vậy, lời giải thích của ĐCSTQ về ngôn luận của ông Lư Sa Dã không thuyết phục lắm.”
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…