Thế Giới

Dùng hơn 6.000 điện thoại giả lừa gạt Apple, 2 người Trung Quốc bị kết án ở Mỹ

Hôm thứ Năm (3/10), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết 2 hai người đàn ông Trung Quốc âm mưu lừa gạt Apple hàng triệu đô la bằng iPhone giả đã bị kết án.

(Ảnh: Shutterstock)

Tôn Hạo Thiên (Haotian Sun), 34 tuổi, bị kết án 57 tháng tù và buộc phải trả cho Apple 1.072.200 USD tiền bồi thường, đồng thời bị tịch thu 53.610 USD.

Tiết Bằng Phi (Pengfei Xue), 34 tuổi, bị kết án 54 tháng tù và buộc phải trả cho Apple 397.800 USD tiền bồi thường, đồng thời bị tịch thu 19.890 USD.

Tôn Hạo Thiên sống ở thành phố Baltimore và Tiết Bằng Phi sống ở thị trấn Germantown, bang Maryland, Hoa Kỳ.

Gần 5 năm sau khi bị bắt (vào tháng 12/2019), bản án được đưa ra sau khi bồi thẩm đoàn buộc tội hai người đàn ông này vào tháng 2/2024. Chi tiết kế hoạch lừa đảo của họ được trình bày trong hơn 3 ngày khai nhận trước tòa.

Trong một tuyên bố, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, Tôn Hạo Thiên, Tiết Bằng Phi và những người đồng mưu của họ đã gửi iPhone giả cho Apple sửa chữa. Do không biết chiêu thức lừa đảo này nên Apple đã đổi iPhone chính hãng cho họ.

Có thông tin cho rằng Tôn Hạo Thiên và Tiết Bằng Phi đã mua iPhone giả từ Hồng Kông. Những điện thoại này có số series hoặc “Mã số nhận dạng thiết bị di động quốc tế” (IMEI) giả. Họ gửi chúng đến các cửa hàng Apple và nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền của Apple.

Theo tài liệu của tòa án, trong quá trình âm mưu, những kẻ chủ mưu trong kế hoạch này đã gửi hơn 6.000 điện thoại giả cho Apple, dẫn đến thiệt hại ước tính khoảng 3,8 triệu USD và thiệt hại thực tế hơn 2,5 triệu USD.

Để tránh bị phát hiện, Tôn Hạo Thiên và Tiết Bằng Phi sử dụng nhiều tên gọi khác nhau, nhằm đảm bảo trò lừa diễn ra trót lọt. Tuy nhiên, cả hai đã bị bắt vào ngày 5/12/2019 với tội danh lừa đảo.

Sau 5 ngày xét xử, Tôn Hạo Thiên và Tiết Bằng Phi bị kết tội cấu kết âm mưu lừa đảo bưu chính. Ngoài ra, Tôn Hạo Thiên còn bị kết án về một tội lừa đảo bưu chính, Tiết Bằng Phi cũng bị kết án 6 tội lừa đảo bưu chính.

Chiêu lừa đảo đó thực hiện trót lọt là nhờ lỗ hổng trong chính sách bảo hành Apple Care. Cụ thể, trong trường hợp máy cũ hỏng hóc, gặp lỗi kỹ thuật, Apple có thể bảo hành bằng cách đổi lại máy mới, đáp ứng các yêu cầu về chức năng của hãng.

Các thiết bị Apple giả được mang đến sẽ có số ID khớp với sản phẩm hiện có, thuộc sở hữu của người thật ở Mỹ và vẫn còn bảo hành. Trang 9to5mac cho rằng chiêu trò này vô tình khiến nhiều khách hàng mất bảo hành sửa chữa chính hãng, vì hệ thống của Apple đã nhận xử lý các máy giả có cùng số ID.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Hòa bình Việt Nam, phương pháp Metternich và Chiến lược thương mại của Tổng thống Trump

Chiến tranh thương mại ư? Không, thuế quan của Tổng thống Trump vừa kết thúc…

1 giờ ago

Hòa thượng nổi tiếng Nhật Bản cảnh báo về các trận động đất sẽ xảy ra

Hòa thượng Miki Daiun cho rằng nếu trong vòng 10 năm xảy ra 3 tai…

2 giờ ago

Gần 900 trận động đất trong 12 ngày ngoài khơi Kagoshima, Nhật Bản

Từ ngày 21/6 - 2/7, đã có hơn 900 trận động đất xảy ra trong…

3 giờ ago

Nhật Bản siết chặt quy định về sạc dự phòng trên máy bay để tăng cường an toàn

Nhật Bản đã sửa đổi các quy định về hàng không, cấm đặt sạc dự…

3 giờ ago

Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố tiếp tục chế độ luân hồi, từ chối sự can thiệp của ĐCSTQ

Nhân dịp sắp đón sinh nhật lần thứ 90, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14…

3 giờ ago

Ráy tai có thể giúp phát hiện bệnh Parkinson

Một nghiên cứu thú vị mới đây phát hiện ráy tai có thể chứa đựng…

3 giờ ago