Đường Hạo: Vì sao Mỹ – Trung tranh giành Đài Loan?

Hiện tại, quan hệ đối kháng Mỹ – Trung là đầu mối chính trong quan hệ quốc tế toàn cầu, Đài Loan cũng thường xuất hiện trên sân khấu này. Trong tuyên bố chung mới đây của Mỹ – Nhật cũng nhấn mạnh tầm quan trọng sự ổn định của eo biển Đài Loan. Thượng viện Mỹ gần đây cũng đưa ra “Dự luật cạnh tranh chiến lược”, không những là dự luật chống Đảng Cộng sản Trung Quốc quan trọng nhất trong lịch sử Mỹ, mà còn nhấn mạnh tăng cường ủng hộ và chi viện Đài Loan. Chuyên gia vấn đề quốc tế Đường Hạo phân tích, vì sao hiện tại cộng đồng quốc tế lại chú trọng Đài Loan đến vậy. 

Nhóm tấn công tàu sân bay Ronald Reagan và các đơn vị thuộc Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản và Lực lượng phòng vệ Úc tham gia tập trận ba bên trên biển Philippines vào ngày 21/7 (Ảnh: Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ Nhật Bản)

Thứ nhất là vị trí chiến lược của Đài Loan hiểm yếu, tác động đến thực lực hải quân của hai nước Mỹ – Trung. Vị trí địa lý của Đài Loan vừa đúng nằm ở trị trí trung tâm của chuỗi đảo đầu tiên (First island chain), trong khi đó chuỗi đảo đầu tiên chính là phòng tuyến quan trọng sau Thế chiến thứ Hai mà các nước Âu Mỹ dùng để ngăn chặn Cộng sản Liên Xô và ĐCSTQ bành trướng ra Thái Bình Dương. 

Hơn nữa eo biển Đài Loan trên thì có thể kết nối đến Biển Hoa Đông, Hoàng Hải, biển Nhật Bản, dưới thì có thể kết nối với Biển Đông và Ấn Độ Dương, về phía Đông là Thái Bình Dương, không những là đường vận tải thủy quan trọng mà quốc tế cần phải đi qua, hơn nữa còn là gắn liền với quỹ đạo quan trọng vận chuyển hàng hóa và năng lượng ở Đông Bắc Á và Đông Á. Mỗi năm có khoảng ⅓  hàng hóa quốc tế đi qua khu vực biển xung quanh Đài Loan. 

Thông qua ảnh vệ tinh có thể thấy, Đài Loan vừa đúng nằm ở giao giới thềm lục địa ven biển Trung Quốc Đại Lục và vùng biển sâu Thái Bình Dương. Nếu tàu ngầm hạt nhân của ĐCSTQ ở Đảo Hải Nam muốn đi vào vùng biển sâu Thái Bình Dương hành động, thì buộc phải thông qua eo biển Ba Sĩ ở phía nam Đài Loan. Nhưng quá trình này rất dễ bị phía Đài Loan và Philippines giám sát được. 

Ông Đường Hạo chỉ ra, sở dĩ ĐCSTQ trăm phương ngàn kế muốn chiếm Đài Loan, một mục đích quan trọng chính là muốn biến Đài Loan thành căn cứ hải quân, như thế, tàu ngầm hạt nhân của ĐCSTQ có thể trực tiếp từ eo biển phía đông Đài Loan đi vào vùng biển sâu Thái Bình Dương, thì không dễ bị quân Mỹ theo dõi và giám sát, có thể tăng mạnh sự đe dọa của hải quân ĐCSTQ và phạm vi bao phủ tên lửa đạn đạo, thậm chí có thể trực tiếp đe dọa đến Mỹ, Canada và Úc. 

Do đó, vị trí địa lý của Đài Loan không những ảnh hưởng kinh tế vận tải biển của khu vực Đông Nam Á, mà cũng ảnh hưởng đến thực lực hải quân của hai nước Mỹ – Trung. 

Thứ hai, gần đây ĐCSTQ không những điên cuồng tung ra “ngoại giao chiến lang”, dọa nạt, mắng mỏ các nước trên thế giới, ĐCSTQ còn xảy ra xung đột vũ lực với Ấn Độ tại biên giới, xảy ra xung đột với Nhật Bản ở khu vực Đảo Điếu Ngư, còn có ý đồ chiếm cứ Đá Ba Đầu trên Biển Đông, tạo thành đe dọa quân sự cho Philippines.

Hiện tại, cộng đồng quốc tế cảnh giác cao độ đối với ĐCSTQ, còn Đài Loan không những rất gần Trung Quốc Đại Lục, mà còn chịu sự tấn công bằng các bài viết văn vở và dọa nạt vũ lực cùng mặt trận thống nhất của ĐCSTQ trong thời gian dài. Không nghi ngờ gì, Đài Loan chính là tuyến đầu nhất và thành lũy đầu cầu trong việc toàn cầu chống ĐCSTQ. Chẳng may Đài Loan thất thủ, vậy thì sẽ khiến cho ĐCSTQ giành được một bàn đạp chiến lược quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, gây ra đe dọa lớn hơn nữa cho các quốc gia xung quanh Thái Bình Dương. 

Thứ ba, hiện tại Hồng Kông, Ma Cao xung quanh Trung Quốc đã rơi vào thống trị độc tài của ĐCSTQ, chỉ còn sót lại Đài Loan là xã hội dân chủ tự do duy nhất, từ một góc độ khác mà nói, Đài Loan cũng là “kính chiếu yêu” duy nhất, có thể thông qua so sánh xã hội, chế độ, v.v. ở hai bờ eo biển, để cộng đồng quốc tế và người dân Trung Quốc nhìn thấy, vì sao Đài Loan và Trung Quốc cùng là xã hội người Hoa nhưng Trung Quốc dưới sự thống trị của ĐCSTQ, không những hủy hoại văn hóa truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo và luân lý đạo đức, mà người dân còn mất đi các giá trị phổ quát như tự do, nhân quyền và pháp trị.

Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ nuốt chửng Hồng Kông, đã chĩa mũi dao hướng về Đài Loan. Đặc biệt là ĐCSTQ sắp mừng 100 năm thành lập đảng, ông Tập Cận Bình muốn năm tới tiếp tục tái nhiệm, tiếp tục đứng đầu ĐCSTQ, do đó các nước liên tiếp lo lắng chính quyền Bắc Kinh liệu có vì muốn “dựng công lập nghiệp” mà dùng vũ lực tập kích và nuốt chửng Đài Loan.

Cho nên, gần đây Mỹ tích cực cung cấp viện trợ quân sự cho Đài Loan, còn các nước như Nhật Bản, Úc cũng lần lượt biểu đạt thái độ ủng hộ sự ổn định của Đài Loan. 

Thứ tư, sự xuất sắc của lĩnh vực bán dẫn và các công nghệ cao của Đài Loan đã trở thành nơi mà các binh gia muốn tranh. Đặc biệt là TSMC nghiên cứu phát triển tiến trình sản xuất chip 3nm đặc biệt trên thế giới, được gọi là “vua chip” trên thế giới. 

Dù là nước công nghệ tiên tiến như Mỹ cũng không cách nào tự cung tự cấp trong chuỗi bán dẫn, không cách nào nắm được công nghệ cao giống như TSMC. Do đó, hiện tại nhu cầu chip bán dẫn của các nước chỉ có thể ngày càng phụ thuộc vào TSCM. Còn cổ đông lớn nhất của TSCM là Quỹ Phát triển quốc gia” của Chính phủ Đài Loan, cũng vì thế mà khiến các nước càng coi trọng quan hệ tương tác với Đài Loan. 

Thứ năm, Đài Loan biểu hiện xuất sắc trong chống dịch COVID-19, viện trợ các nước chống dịch cũng nhận được sự tán thành rộng rãi. Sau khi dịch bùng phát vào năm ngoái, ĐCSTQ che đậy toàn diện dịch bệnh, ngăn chặn các ngôn luận liên quan, dẫn đến cộng đồng quốc tế cùng nhau lên án. 

Trái ngược lại, Đài Loan công khai và minh bạch về dịch bệnh, theo đánh giá của Lowy Institute for International Policy, một tổ chức tư vấn và nghiên cứu Úc, thành tựu chống dịch của Đài loan đứng thứ 3 toàn cầu, nhận được sự đánh giá cao của thế giới. 

Không chỉ có vậy, Đài Loan còn xuất khẩu lượng lớn vật tư phòng dịch, hỗ trợ các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản, không những được nhiều nước biểu đạt cảm ơn, mà cũng giúp Đài Loan xuất hiện nhiều hơn trên quốc tế. Hơn nữa “ngoại giao khẩu trang thân thiện” của Đài Loan cũng đã trở thành sự đối lập rõ ràng với “ngoại giao khẩu trang chiến lang” mà ĐCSTQ buộc các nước phải biểu đạt cảm ơn. Điều này giúp cho các nước càng đồng ý với tầm quan trọng của Đài Loan. 

Thời báo Tự do Đài Loan đưa tin, ông Ngô Chiêu Nhiếp – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc mới đây khi nhắc đến cục diện Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã chỉ ra, Đài Loan được công đồng quốc tế chú ý là chuyện tốt. Quá khứ về quân sự, kinh tế, chúng ta đã chịu các loại áp lực của Trung Quốc, nhất là áp lực ngoại giao, hiện nay các nước đang dần dần coi trọng Đài Loan, nhiều cuộc hội đàm lãnh đạo cấp cao đều nhắc đến Đài Loan, “Đối với chúng ta đều là điều tốt, để chúng ta được quốc tế coi trọng, viện trợ nhận được sẽ càng hơn”.

Minh Tư, Vision Times

Xem thêm:

Minh Tư

Published by
Minh Tư

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

7 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago