Kể từ khi ra mắt, game 3A quy mô lớn đầu tiên của Trung Quốc Đại Lục “Black Myth: Wukong” (Hắc thần thoại: Ngộ Không) được nhiều người săn đón và tạo nên cơn lốc Ngộ Không. Tỷ phú Elon Musk đã đăng một bức ảnh thay khuôn mặt mình vào nhân vật Ngộ Không hôm 7/9, và nói đầy ẩn ý rằng “cảm giác quen thuộc khó hiểu”. Nhiều người suy đoán, liệu có phải ông ám chỉ rằng bản thân mình có “thiên mệnh” tương tự như Ngộ Không?!
Elon Musk đã đăng một bức ảnh về AI “Black Myth: Wukong” của mình trên nền tảng mạng xã hội X hôm 7/9 với nội dung: “Một game 3A ấn tượng đến từ Trung Quốc! Nó có vẻ quen thuộc đến khó hiểu”. Ông cũng thay khuôn mặt của “Người thiên mệnh” (The Destined One) bằng khuôn mặt của chính mình. Ngay khi bức ảnh được đăng tải đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trên khắp thế giới, thậm chí còn được tìm kiếm ở Trung Quốc Đại Lục.
Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là phiên bản “Ngộ Không” của ông Musk gợi cảm giác quen thuộc.
Tin tức liên quan đã được lan truyền rầm rộ ở Trung Quốc, nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận: “Sao trông giống ông ấy quá vậy?”
“Đây không phải là Black Wukong Musk sao?”
“Musk nên được tham gia đóng vai chính trong phim điện ảnh Ngộ Không Tây Du Ký.”
“Đã đến lúc nhận tổ quy tông rồi!”
Trên thực tế, kể từ khi tỷ phú này mua lại Twitter và biến nó thành một nền tảng xã hội cho quyền tự do ngôn luận, vai trò của ông trong xã hội ngày nay rất giống với Tôn Ngộ Không trong thần thoại Trung Quốc. Đặc biệt, mối quan hệ của ông với ông Trump cũng khiến nhiều người suy nghĩ.
Trước đó hôm 19/8, ông Trump đã nhận lời phỏng vấn với Reuters sau khi kết thúc cuộc vận động bầu cử của mình ở York, tiểu bang Pennsylvania. Khi được hỏi nếu nhậm chức tổng thống, liệu ông có cân nhắc thuê Elon Musk làm cố vấn hay giữ chức vụ trong nội các không, Trump bày tỏ một cách chắc chắn rằng ông sẽ làm như vậy.
Ông Trump khen CEO Tesla “khá tài năng” và nói: “Musk là người rất thông minh, và nếu anh ta muốn, tất nhiên tôi sẽ làm thế”.
Chỉ vài giờ sau phát biểu của ông Trump, Elon Musk đã đăng một bức ảnh chụp mình trong bộ vest lịch sự trên X, với dòng chữ “Bộ Hiệu quả Chính phủ” và viết: “Tôi sẵn sàng phục vụ”.
Game 3A quy mô lớn đầu tiên của Trung Quốc Đại Lục “Black Myth: Wukong” đã chính thức ra mắt hôm 20/8. Doanh số bán hàng đã vượt quá 4,5 triệu bản trong ngày đầu tiên, và đứng đầu trong lịch sử bảng xếp hạng trực tuyến nền tảng Steam với 2,2 triệu người dùng trực tuyến đồng thời. 3 ngày sau khi phát hành, doanh số bán hàng đã vượt quá 10 triệu bản.
Theo thống kê từ công ty phân tích dữ liệu VG Insights hôm 5/9, tổng doanh số toàn cầu của trò chơi “Black Myth: Wukong” đã vượt 18,1 triệu bản trong khoảng 2 tuần, với doanh thu tích lũy vượt quá 866 triệu USD, tương đương xấp xỉ hơn 6,1 tỷ nhân dân tệ (21.135 tỷ đồng).
Ngày 23/8, “Black Myth: Wukong bị nghi sao chép nhiều chi tiết” gây sốt trên mạng xã hội Twitter và trở thành chủ đề nóng, nhiều blogger cho rằng một số cảnh trong game đã sao chép nhiều chi tiết từ bên khác.
Blogger “Xuanyu 108”, một bậc thầy thủ công được chứng nhận trên Weibo, hôm 23/8 đã đăng một bài so sánh về chiếc giáp tay của Dương Tiễn trong “Black Myth: Wukong” và tác phẩm giáp tay mà trước đây anh từng thiết kế, thở dài nói: “Lại bị sao chép rồi, sáng tác nguyên bản khó đến vậy sao?”
Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, blogger “Xuanyu 108” là anh Lý Huy (Li Hui), một nghệ sĩ áo giáp người Trung Quốc và là bậc thầy về nghệ thuật và thủ công ở Bắc Kinh.
Người hâm mộ của anh Lý Huy đã để lại lời nhắn trong phần bình luận: “Chiếc giáp bảo vệ tay mà nhân vật Dương Tiễn đeo trong game giống một cách đáng ngạc nhiên với chiếc giáp tay Giải Trãi (Xiezhi) trong tác phẩm của thầy Lý Huy. Không dễ để tạo ra thứ gì đó nguyên bản, không thể chỉ nhặt những bức ảnh trên Internet về rồi sử dụng. Đây là thiết kế ban đầu của thầy Lý Huy. Nó không phải là một di tích văn hóa hay truyện tranh, hy vọng nhà sản xuất sẽ có lời giải thích. Tác phẩm của thầy Lý Huy đã được đăng trên Weibo ngay từ ngày 7/5/2020 nhưng hiện tại sản phẩm đã cháy hàng và bị gỡ khỏi kệ.”
Blogger về hang động, đền chùa và tượng bảo tàng “Nanshan Chan” cũng đăng trên Weibo hôm 22/8, so sánh những bức ảnh được chụp trước đây với những bức ảnh trong game và trực tiếp tag nhà sản xuất Phùng Ký (Feng Ji), “Xin chào Ngộ Không, khi sử dụng hình ảnh, ‘Hầu ca’ đã không thông báo cho tôi, đọc được thông tin này xin hãy liên hệ lại, xin cảm ơn.”
Ngoài ra, tài khoản Weibo “Sai Shang Li Yunzhong” còn đính kèm hình ảnh “Đại Thánh tàn khu” trong “Black Myth: Wukong” trên Weibo, giống với hình ảnh tư thế Tôn Ngộ Không trong “Tập ảnh nhân vật Tây Du Ký” của mình được xuất bản năm 2012.
Li Yunzhong đăng trên weibo: “Bức tranh đầu tiên là từ ‘Black Myth’, và bức tranh thứ hai là từ ‘Tập ảnh nhân vật Tây Du Ký’ xuất bản năm 2012. Có vẻ như họ đã thay đổi trang bị trên người Tôn Ngộ Không mà tôi vẽ, có lẽ đã nâng cấp nó để chiến đấu với quái vật, thật đẹp trai.”
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…