EU phát động chiến tranh vắc-xin do bất đồng với AstraZeneca

Liên minh Châu Âu (EU) đang chuẩn bị dùng quyền lực khẩn cấp để giành lại “thị phần công bằng của châu Âu” đối với vắc-xin từ Vương quốc Anh, bao gồm lệnh cấm xuất khẩu, kiểm tra niêm phong nhà máy và hủy bỏ bản quyền của AstraZeneca/Oxford. Đây được xem là phát động cuộc chiến về vắc-xin của EU với “xứ sở xương mù.” 

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (Ảnh: Chụp màn hình video).

EU chuẩn bị khởi động điều khoản khẩn cấp

Theo tờ Daily Mail đưa tin hôm 17/3, cùng với việc vắc-xin mà EU ra mắt đang chìm sâu vào hỗn loạn, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói một cách tức giận rằng EU đang phân phát hàng triệu liều vắc-xin cho các quốc gia khác, nhưng nhận được báo đáp lại rất ít – tức họ cảnh báo sẽ áp dụng hành động hủy bỏ để đảm bảo “có lợi cho nhau.” 

Bà kêu gọi Vương quốc Anh bắt đầu gửi vắc-xin AstraZeneca cho nước ngoài, đồng thời lên án nhà sản xuất dược phẩm này “sản xuất và giao hàng không đủ,” nói rằng đây là nguyên nhân khiến EU quảng bá sản phẩm chậm chạp.

Hôm 17/3, bà Ursula von der Leyen đã nói với phóng viên tại Brussels (Bỉ) rằng: “Điều không may mắn là AstraZeneca sản xuất không đủ, bàn giao không đủ, và điều này đương nhiên giảm tốc độ hoạt động tiêm chủng một cách đáng kể. Đối với Vương quốc Anh mà nói, chúng tôi quan sát được rằng trong 6 tuần qua, đến hiện tại đã có 10 triệu liều vắc-xin xuất khẩu đến nước này.”

Bà nói rằng, Vương quốc Anh là “quốc gia lớn nhất” về phương diện xuất khẩu của EU.

“Trên thực tế, Vương quốc Anh đang sản xuất AstraZeneca. Trong hợp đồng của chúng tôi với AstraZeneca, thậm chí có 2 nhà máy của Anh được đưa vào trong hợp đồng có thể cung cấp hàng cho EU. Chúng tôi còn đang đợi bàn giao vắc-xin do Anh sản xuất, cho nên đây là một lời mời, để chúng ta biết cũng có vắc-xin của Anh đến EU, như thế chúng ta mới có sự qua lại lẫn nhau.”

Bà Ursula von der Leyen cho biết, công ty AstraZeneca ban đầu cam kết trong 3 tháng đầu của năm 2021 sẽ cung cấp 90 triệu liều vắc-xin, nhưng về sau lại nói chỉ có thể cung cấp 40 triệu liều, gần đây lại nói rằng chỉ có thể cung cấp 30 triệu liều. 

Bà cho hay, trong Quý II/2021, AstraZeneca chỉ có thể cung cấp 70 triệu liều, không đến 1/2 con số đã cam kết trong hợp đồng là 180 triệu liều. 

Bà Ursula von der Leyen còn chỉ ra, EU đã xuất khẩu 41 triệu liều vắc-xin đến các quốc gia khác. Bà nói rằng: “Chúng ta cần đảm bảo nguyên tắc có đi có lại, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.”

Bà bổ sung rằng, “Nếu tình hình không thay đổi, chúng tôi sẽ phải suy nghĩ về việc làm thế nào để xuất khẩu sang các nước sản xuất vắc-xin phụ thuộc vào mức độ cởi mở của họ.” Tuy nhiên bà không chỉ tên bất cứ quốc gia nào. 

Bà Ursula von der Leyen đã chỉ thị các quan chức EU bắt tay khởi động điều 122 của “Các Hiệp ước của Liên minh Châu Âu,” trong đó sẽ khiến EU rơi vào trạng thái chiến tranh để đảm bảo việc cung ứng cơ bản. Các quan chức nói rằng điều khoản này bao gồm rút lại quyền sở hữu trí tuệ hoặc bản quyền, tịch thu nhà máy và lệnh cấm xuất khẩu.

Quyền lực nghiêm ngặt này chưa từng được sử dụng kể từ thời kỳ khủng hoảng dầu mỏ trong những năm 1970, nó cho phép “áp dụng biện pháp phù hợp với hình thế kinh tế, đặc biệt là trong tình huống nguồn cung ứng một số sản phẩm nào đó xuất hiện khó khăn nghiêm trọng.”

Ông Bernd Lange, người phụ trách Ủy ban Thương mại Hội đồng Châu Âu đã phê bình việc này, ông thúc giục bà Ursula von der Leyen hợp tác với Vương quốc Anh “trên tầng diện chính trị.”

Ông viết trên Twitter rằng: “Sự đe dọa bằng lệnh cấm xuất khẩu đối với vắc-xin COVID-19 của Ủy ban Liên minh Châu Âu là động thái cho thấy sự bất lực hơn là sức mạnh. Chúng tôi đã nhìn thấy điểm này được vài tháng rồi.”

Hiện trạng vắc-xin EU

Mặc dù 19 nước gồm cả Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha đã tạm dừng sử dụng vắc-xin của AstraZeneca do lo lắng sẽ dẫn đến tình trạng đông máu (tắc mạch máu), điều này có nghĩa là hiện tại có khoảng 7,5 triệu liều vắc-xin nằm trong tủ lạnh của các nước EU và chưa được sử dụng.

Tuy nhiên, trong cuộc tranh cãi với các lãnh đạo châu Âu khác, bà Ursula von der Leyen kiên trì rằng mình “tin tưởng” vào vắc-xin của AstraZeneca, vấn đề chính không phải là an toàn mà là cung ứng. 

Vương quốc Anh có khoảng 40% dân số đã tiêm chủng, còn EU thì chỉ đạt tỷ lệ 12/100 người đã tiêm chủng. 

Trong số 62,2 triệu liều vắc-xin đã phân phối cho chính phủ các nước EU, chỉ có 48 triệu liều đã được sử dụng; trong gần 14,8 triệu mũi tiêm của AstraZeneca thì chỉ có hơn một nửa (7,5 triệu) là chưa được sử dụng. 

Đức đã nhận được hơn 3 triệu liều vắc-xin của AstraZeneca, nhưng chỉ 1,3 triệu trong số đó đã được sử dụng, tức là chưa đến một nửa. Pháp đã nhận được 2,4 triệu liều vắc-xin AstraZeneca, nhưng chỉ có 919.115 liều được sử dụng.

Các nhà lãnh đạo EU và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã tổ chức các cuộc hội đàm và bàn bạc kín về tình trạng thiếu hụt vắc-xin của AstraZeneca vào ngày 17/3, sau đó tổ chức cuộc họp thượng đỉnh vào tuần tới.

Một nguồn tin cho biết: “Sau khi một công ty không tuân thủ cam kết, nhà lãnh đạo biểu thị lo lắng về lỗ hổng trong việc phân phối vắc-xin có thể xuất hiện giữa các nước thành viên.”

Tại Bỉ, bà Ursula von der Leyen nói với phóng viên rằng: “Tất cả các phương án đều được xem xét. Chúng ta đang trong giai đoạn khủng hoảng. Hiện tôi không loại trừ bất cứ khả năng nào.” 

Vương quốc Anh: EU nợ một lời giải thích

Tuy nhiên, thái độ căng thẳng này đã dẫn đến phản ứng giận dữ từ Vương quốc Anh, Ngoại trưởng Vương quốc Anh Dominic Raab nói rằng bình luận của bà Ursula von der Leyen đã đi ngược lại với cách nói “trực tiếp đảm bảo” hợp đồng sẽ được thực hiện. Trong khi đó, nghị sĩ đảng bảo thủ chỉ trích bà Ursula von der Leyen “lấy tính mạng của người dân để chơi trò chính trị.” 

Ngoại trưởng Anh cho biết trên Reuters rằng: “Tôi nghĩ EU phải đưa ra lời giải thích, bởi toàn thế giới đều đang theo dõi … Điều này cũng vượt ra khỏi sự đảm bảo trực tiếp mà chúng tôi có được từ Ủy ban châu Âu. Chúng tôi hy vọng những đảm bảo và hợp đồng hợp pháp này nên có được sự tôn trọng. Nói một cách thẳng thắn, tôi rất kinh ngạc vì chúng tôi đang tiến hành cuộc đối thoại thế này.”

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng EU cần giữ vững “cam kết,” chứ không phải là hạn chế xuất khẩu vắc-xin đã có sự đồng ý hợp pháp. 

Nói về cuộc đối thoại đầu năm 2021 của Thủ tướng Boris Johnson và bà Ursula von der Leyen, người phát ngôn này cho biết: “Khi đó, bà xác nhận rằng cơ chế trọng điểm của họ là độ minh bạch, chứ không phải là vì để hạn chế xuất khẩu của công ty, và họ đang thực hiện trách nhiệm của hợp đồng. Chúng tôi kỳ vọng EU sẽ tiếp tục giữ vững cam kết của mình.”

Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Andrea Jenkyns, Chris Green và Marcus Fysh cũng đều lên án hành động của EU, chỉ trích các quan chức châu Âu đang “vứt bỏ” thương mại tự do, là biểu hiện rất giống với những người theo chủ nghĩa cộng sản. 

Ngoài ra, ông Jeremy Brown, một trong những thành viên của ủy ban đưa ra kiến nghị cho phong trào vắc-xin của Vương quốc Anh, cho biết hôm 17/3 vừa qua rằng ông không hiểu logic của lệnh cấm của EU, đồng thời cũng cảnh báo, họ sẽ hy sinh nhiều sinh mạng hơn, chứ không phải là cứu mạng. 

Ông bổ sung, mối quan hệ giữa vắc-xin của AstraZeneca và đông máu dường như là “giả,” ông lo lắng rằng nó bị “thổi phồng quá,” hành động của EU sẽ tổn hại đến hoạt động tiêm chủng vắc-xin ở các nơi trên thế giới. Bởi vì nó đã tạo ra sự nghi ngờ về “tính an toàn và rất có hiệu quả” của việc tiêm chủng vắc-xin.

EMA: Số liệu các báo cáo các trường hợp gây đông máu của các vắc-xin là tương tự nhau

Bà Emer Cooke, Giám đốc Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) nói: “Chúng tôi vẫn kiên định tin rằng vắc-xin của AstraZeneca có ưu điểm trong việc phòng ngừa COVID-19, và giảm rủi ro nhập viện liên quan đến dịch bệnh, lợi ích của nó vượt quá rủi ro gây ra bởi tác dụng phụ của vắc-xin.”

Bà cho biết rằng đến ngày 10/3, trong gần 5 triệu người đã tiêm vắc-xin, có khoảng 30 trường hợp tắc nghẽn mạch máu (bị đông máu), nhưng cuối tuần lại có nhiều báo cáo ca bệnh hơn. Bà cho hay, số trường hợp đông máu ở các nơi trên thế giới do tiêm vắc-xin của Pfizer và Moderna mà EMA phê duyệt dường như tương tự với vắc-xin của AstraZeneca. 

Bà Emer Cooke nhấn mạnh, EMA sẽ chống lại bất cứ áp lực nào đến từ chính phủ lớn mạnh, đồng thời sẽ dùng “khoa học và độc lập” làm chỉ đạo, và thừa nhận EMA “lo lắng” rằng xu hướng mới sau sự bất đồng giữa AstraZeneca và EU sẽ ảnh hưởng đến niềm tin vào việc tiêm vắc-xin. Ngày 18/3, EMA sẽ công bố kết quả điều tra về vắc-xin của AstraZeneca.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm:

Thành Dung

Published by
Thành Dung

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

1 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

3 giờ ago