Thế Giới

EU “sẽ chết” trong 3 năm nếu không cải tổ — TT Macron

Điều tiết kiểm soát quá mức, phúc lợi xã hội quá nhiều, đầu tư quá ít là những nguyên nhân khiến EU mất sức cạnh tranh và có thể “sẽ chết” trong vòng 2 hoặc 3 năm tới nếu không tiến hành đại cải cách, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói khi thảo luận về Vai trò EU trong Thế giới Đa cực tại Berlin, Đức, hôm Thứ Tư. Đây là lặp lại cảnh báo trong báo cáo vào tháng trước của Cựu Thủ tướng Ý Mario Draghi.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại trận đấu giữa Pháp và New Zealand, giải Rugby World Cup, 8/9/2023 (ảnh Shutterstock / Victor Velter)

Kinh tế EU đang “thoái hóa một cách từ từ trong đau đớn” và nó cần 800 tỷ Euro (890 tỷ USD (5% GDP)) hàng năm hỗ trợ kinh tế để cứu vãn tình hình, theo báo cáo ngày 9/9/2024 của Cựu Thủ tướng Ý Mario Draghi.

Theo ông Macron, mô hình hoạt động hiện nay của khối Liên minh Châu Âu là không thể tiếp tục duy trì được nữa. Nó khiến EU đang thụt hậu trong thế giới đa cực hôm nay nếu so với các cường quốc là Mỹ và Trung Quốc. Nếu tiếp tục thì EU sẽ đánh mất sức cạnh tranh kinh tế trong 2 hoặc 3 năm tới. Ông hối thúc phải tiến hành cải tổ thật gấp.

“Mô hình cũ của chúng ta đã lỗi thời,” Macron nói. “Chúng ta đang điều tiết kiểm soát quá mức và dành cho đầu tư quá ít. Trong 2 hoặc 3 năm tới, nếu chúng ta vẫn theo lịch trình cũ của mình, thì chúng ta sẽ bị gạt khỏi thị trường.”

“Nếu chúng ta thật sự muốn trở nên cạnh tranh hơn và có được chỗ đứng trong trật tự đa cực này,” ông nói tiếp, “thì cần phải có chấn chỉnh mạnh bạo để đơn giản hóa” về khung pháp lý, giản lược hóa và giảm thiểu các cơ chế kiểm soát và điều tiết.

“EU có thể sẽ chết, chúng ta đang bên bờ của chính thời khắc đó rồi,” ông Macron nói.

Theo ông, chi phí quá nhiều cho phúc lợi xã hội, trong khi các khoản đầu tư và tái đầu tư không đủ mạnh đặc biệt vào các ngành thiết yếu, cũng là điều cần phải điều chính. Cần đầu tư thêm vào lĩnh vực biến đổi khí hậu, AI (trí tuệ nhân tạo), và quốc phòng, và dẫn ra tình hình của Mỹ và Trung Quốc về phương diện này.

Theo Eurosat, Chính phủ EU chi 3.400 tỷ USD, tương đương 19,5% GDP, cho các chương trình xã hội khác nhau vào năm 2022.

Trong khi đó 78% công dân EU tin rằng nên tăng phúc lợi xã hội, trong khi chỉ 1/2 số đó cho rằng phải tăng thuế, nguồn để chi trả cho các chương trình xã hội này.

“Không có khả năng duy trì mô hình xã hội ấy,” Macron nói.

Đối chiếu, ở Mỹ, thì 3.500 tỷ được chi cho các chương trình xã hội năm 2023 (tương đương 14–15% GDP).

“Hãy lấy chỉ số tăng trưởng kinh tế ‘Growth per Capita’ trong 3 thập kỷ qua, Mỹ tăng trường 60%, còn [EU] chúng ta tăng trưởng 30%” — Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 2/10/2024

Cựu Thủ tướng Ý Mario Draghi (trái), đứng cạnh Chủ tịch Hội đồng EU Ursula von der Leyen (phải) trong buổi giới thiệu báo cáo tính cạnh tranh của EU tháng 9/2024 (ảnh Shutterstock / Alexandros Michailidis)

Mario Draghi báo động nền kinh tế của EU

Thông điệp trên của ông Macron kỳ thực là sự lặp cảnh báo trong bản báo cáo của Cựu Thủ tướng Ý Mario Draghi vào tháng trước, ngày 9/9.

Ông Draghi tin rằng EU “đã đang ở tình trạng khủng hoảng rồi, và nếu chúng ta lờ nó đi, thì chúng ta sẽ rơi vào một tình huống mà chúng ta không muốn.”

Ông chỉ ra sự lạc hậu về nhận thức thể hiện trong cấu trúc kinh tế, “một cấu trúc công nghiệp thiếu năng động, dòng chính là những hãng về công nghệ tầm trung và đã trưởng thành. Những hãng dẫn đầu trong nghiên cứu và phát triển [của EU] hiện nay vẫn đang đặt đầu tư vào những gì mà 20 năm trước chúng ta vẫn làm — ô-tô.”

Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc đã vượt trước và đầu tư vào các công nghệ mới và có tốc độ phát triển nhanh hơn nhiều.

Ngoài ra vấn đề năng lượng và quốc phòng, theo ông Draghi, đã bất ngờ trở thành vấn đề lớn.

“Chúng ta đã đánh mất nguồn cung ứng năng lượng chính và rẻ tiền, Nga. Đồng thời lần đầu tiên kể từ Đại Thế chiến II chúng ta phải tăng gấp ngân sách quốc phòng,” ông viết.

Bản báo cáo cũng là một nỗ lực của ông Draghi tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng “lần đầu tiên từ sau Chiến tranh Lạnh mà EU phải thật sự lo lắng về khả năng tồn tại của mình.”

Ví như, theo ông thì các lãnh đạo EU đã có quyết định sai lầm khi bỏ tiền mua hầu hết vũ khí mà mình cần từ nước khác, mà 2/3 là từ Mỹ. Mất nguồn năng lượng từ Nga, theo đuổi chiến tranh Ukraine, lại khiến EU càng phụ thuộc hơn vào Mỹ.

Có đoạn báo cáo viết:

“Nếu Châu Âu không thể trở nên hiệu quả hơn, thì chúng ta sẽ phải đối mặt trước lựa chọn bắt buộc […] Chúng ta sẽ không thể đủ tiền duy trì mô hình xã hội của mình. Chúng ta sẽ phải thu hẹp lại một số, nếu không muốn nói là tất cả, những tham vọng của mình.

Và đó chính là điều thách thức với sự tồn tại của EU.”

Nhật Tân (t/h)

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Theo thông báo từ quân đội Ukraine, trong khoảng thời gian từ 5:00 đến 7:00…

16 phút ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

2 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

3 giờ ago

Ông Trump chọn tỷ phú Howard Lutnick làm Bộ trưởng Thương mại

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, giám đốc điều hành…

4 giờ ago

Các nhóm nhân quyền phương Tây chỉ trích ông Biden về mìn sát thương ở Ukraine

Các tổ chức nhân quyền phương Tây đã lên án Tổng thống Hoa Kỳ Joe…

5 giờ ago

Tổng thống Nicaragua Ortega tìm cách mở rộng quyền lực của tổng thống

Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đã đề xuất cải cách hiến pháp nhằm mở rộng…

5 giờ ago