FCC thu hồi giấy phép hoạt động của hai công ty viễn thông TQ tại Mỹ

Ngày 17/3, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) cho biết họ đã bắt đầu nỗ lực thu hồi giấy phép ủy quyền cho China Unicom Americas và Pacific Networks cùng công ty con ComNet thuộc sở hữu hoàn toàn của tập đoàn này được cung cấp các dịch vụ viễn thông của Hoa Kỳ.

Tháng Tư năm ngoái, cơ quan quản lý viễn thông Hoa Kỳ đã ban hành lệnh cảnh báo có thể thu hồi giấy phép hoạt động của ba công ty viễn thông Trung Quốc do nhà nước kiểm soát, bao gồm Pacific Networks cùng công ty con ComNet và Tập đoàn viễn thông Trung Quốc China Unicom Americas. Các công ty này đã được cho phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế của Hoa Kỳ trong khoảng 20 năm qua.

Cũng trong ngày 17/3, FCC cho biết các công ty nói trên “không thể xua tan những lo ngại nghiêm trọng” liên quan đến việc họ được cấp phép hoạt động tại Hoa Kỳ.

Cơ quan quản lý FCC cũng có một động thái tương tự hồi tháng Mười Hai năm ngoái khi thu hồi giấy phép của China Telecom, công ty viễn thông lớn nhất của Trung Quốc, đã được cấp phép hoạt động tại Hoa Kỳ trong gần 20 năm.

Lãnh đạo FCC Geoffrey Starks lưu ý, nhiều hãng viễn thông Trung Quốc “cũng sở hữu các trung tâm dữ liệu đang vận hành tại Hoa Kỳ”. Ông cho biết FCC hiện chưa có thẩm quyền để “giải quyết mối đe dọa an ninh quốc gia tiềm ẩn này”.

Hồi tháng 5/2019, FCC đã bỏ phiếu nhất trí từ chối cho phép một công ty viễn thông nhà nước khác của Trung Quốc là China Mobile, được quyền cung cấp các dịch vụ của Hoa Kỳ. Lý do cho hành động này là bởi họ lo ngại chính quyền Trung Quốc có thể lợi dụng giấy phép hoạt động nhằm tiến hành gián điệp chống lại chính phủ Hoa Kỳ.

Về cơ bản, FCC luôn giữ lập trường cứng rắn đối với các công ty viễn thông Trung Quốc.

Ngày 17/3, FCC đã chỉ định 5 công ty Trung Quốc được coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia theo luật năm 2019 nhằm bảo vệ các mạng truyền thông của Hoa Kỳ. Các công ty này bao gồm Huawei Technologies Co, ZTE Corp, Hytera Communications Corp, Hangzhou Hikvision Digital Technology Co và Dahua Technology Co.

Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về vai trò của Trung Quốc trong việc xử lý lưu lượng mạng và khả năng hoạt động gián điệp. Có khoảng 300 cáp ngầm tạo thành xương sống của Internet, mang đến 99% lưu lượng dữ liệu trên thế giới.

Tháng 4/2020, FCC đã chấp thuận yêu cầu của Google – thuộc sở hữu của Alphabet Inc về việc sử dụng một phần tuyến cáp viễn thông dưới biển Hoa Kỳ-Châu Á, nhưng không đến Hồng Kông.

Tuần trước, Facebook cũng đã rút đơn đăng ký sử dụng cáp để vận chuyển lưu lượng truy cập internet giữa Hoa Kỳ và Hồng Kông, với lý do “những mối quan ngại không dứt từ chính phủ Hoa Kỳ về các liên kết liên lạc trực tiếp”.

Tháng Chín năm ngoái, Facebook, Amazon.com Inc và China Mobile đã rút đơn đăng ký kết nối San Francisco và Hồng Kông như một phần của Hệ thống cáp Bay to Bay Express (BtoBE).

Minh Ngọc (T/h)

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

29 phút ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

1 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

2 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

4 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

5 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

5 giờ ago