Thế Giới

Financial Times: Hungary chặn vòng trừng phạt mới của EU đối với Nga

Theo Financial Times, hôm thứ Tư (14/2), Hungary đã từ chối ký vào gói trừng phạt thứ 13 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga trong cuộc họp các đại sứ của khối này. Hungary cũng là thành viên duy nhất trong khối phản đối vòng trừng phạt mới.

EU đang cố gắng thông qua gói trừng phạt này với sự ủng hộ của tất cả các quốc gia thành viên trước ngày 24/2, tròn 2 năm ngày Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Các lệnh trừng phạt được đề xuất nhắm mục tiêu vào 200 cá nhân và tổ chức hầu hết đến từ Nga. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên kể từ khi căng thẳng Kyiv – Moscow leo thang vào đầu năm 2022, các doanh nghiệp châu Á gồm 3 doanh nghiệp Trung Quốc và 1 doanh nghiệp Ấn Độ cũng bị đưa vào danh sách.

Brussels đang cáo buộc 4 công ty này đã giúp Moscow tránh các biện pháp trừng phạt của EU, chủ yếu bằng cách cung cấp cho nước này các linh kiện có thể được tái sử dụng cho máy bay không người lái và những hệ thống vũ khí khác.

Một quan chức giấu tên nói với tờ Financial Times hôm thứ Năm (15/2) rằng Hungary đã “không đồng ý [với gói trừng phạt mới] vì các công ty Trung Quốc” đang là mục tiêu của gói này. Hungary là quốc gia vẫn luôn chỉ trích các lệnh hạn chế đối với Nga và viện trợ quân sự của EU cho Ukraine.

Một nguồn tin khác khẳng định với Financial Times rằng các đại sứ EU thực sự đã có “một cuộc trao đổi rất hiệu quả” về những biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, Hungary đã ngăn lại bằng cách nói rằng họ cần “thêm một chút thời gian để phân tích nội dung của những đề xuất”.

Các nguồn tin cho hay cuộc thảo luận sẽ tiếp tục vào tuần tới.

Theo tờ Reuters, các ngoại trưởng EU sẽ đề cập đến lệnh trừng phạt tại cuộc họp của họ vào thứ Hai (19/2) và các đại sứ sẽ quay lại vấn đề này vào thứ Tư (21/2).

Trước thông tin về việc các doanh nghiệp của mình có thể bị đưa vào danh sách đen, Trung Quốc tuyên bố họ bác bỏ “những biện pháp trừng phạt bất hợp pháp” và thề sẽ bảo vệ lợi ích của các công ty Trung Quốc.

Hungary đã có lập trường trung lập kể từ khi leo thang căng thẳng Nga – Ukraine vào tháng 2/2022.

Budapest lên án hoạt động quân sự của Moscow nhưng cũng hạn chế cung cấp vũ khí cho Ukraine, đồng thời kêu gọi giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng. Họ cũng nhiều lần nói rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính EU nhiều hơn là Nga.

Trong nhiều tháng, chính quyền Hungary đã chống lại áp lực từ Brussels và tiếp tục ngăn chặn EU cung cấp cho Kyiv một khoản viện trợ khác trị giá 50 tỷ euro với lý do thiếu cơ chế để kiểm soát cách Ukraine sử dụng số tiền này. Gói viện trợ đó cuối cùng vẫn được các quốc gia thành viên nhất trí vào đầu tháng này và dự kiến sẽ được Nghị viện châu Âu phê duyệt vào cuối tháng.

Vy An (Theo RT)

Vy An

Published by
Vy An

Recent Posts

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

1 giờ ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

2 giờ ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

2 giờ ago

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là cần thiết

Điện Kremlin cho biết một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng…

3 giờ ago

Việt Nam yêu cầu 34 tỉnh, thành phố hoàn thiện kiểm kê đất đai năm 2024

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, 34 tỉnh, thành phố được Bộ Nông…

3 giờ ago

Nikkei: Tăng trưởng của Việt Nam tăng nhanh trong quý 2 nhờ xuất khẩu mạnh

Thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ làm sáng tỏ triển vọng khi các nhóm…

6 giờ ago