Giáo sư luật cảnh báo: TikTok là một phần trong cuộc chiến nhận thức của ĐCSTQ

Nhà thần kinh học người Mỹ, giáo sư luật Nita Farahany của Đại học Duke cảnh báo rằng việc cấm TikTok nên được cân nhắc từ góc độ chiến lược chiến tranh nhận thức rộng lớn hơn của Bắc Kinh là lấy tư duy của con người làm chiến trường.

(Ảnh minh họa: Lia Koltyrina/ Shutterstock)

Bà Nita Farahany đã viết trên The Guardian rằng báo cáo quân sự của Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc/ ĐCSTQ) đã nêu rằng chiến tranh đang chuyển từ hủy hoại cơ thể sang làm tê liệt và kiểm soát tâm trí của đối thủ. ĐCSTQ có thể sử dụng các nền tảng như TikTok để định hình niềm tin và sở thích của một lượng lớn người dùng, đồng thời thu thập dữ liệu và phát triển hồ sơ tâm lý của người dùng về hành vi ảnh hưởng nhận thức.

“Tôi đã tận mắt chứng kiến,” bà Farahany nói.

ByteDance, công ty mẹ của TikTok, có trụ sở tại Bắc Kinh. Ngày càng nhiều quốc gia ở Bắc Mỹ, Châu Âu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã cấm TikTok khỏi các thiết bị của chính phủ do lo ngại về quyền riêng tư và an toàn mạng.

Bà Farahany nói rằng những người nổi tiếng trên TikTok đã bóp méo và đưa bài phát biểu của bà tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos ra khỏi ngữ cảnh, đồng thời lan truyền và khuếch đại nó thông qua nền tảng này. Những video này đã nhận được hàng triệu lượt xem. Trong khi video làm rõ vấn đề của bà đăng trên TikTok chỉ nhận được một số lượng nhỏ lượt xem.

Nhà thần kinh học người Mỹ, giáo sư luật Nita Farahany của Đại học Duke phát biểu tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2023 ở Davos-Klosters, Thụy Sĩ, ngày 19/1/2023. (Nguồn: World Economic Forum/Michael Calabro/ Flickr)

Trung Quốc thu thập dữ liệu sinh trắc học từ người dùng nước ngoài

Bà Farahany nói rằng các thực thể nước ngoài hiện đang thu thập ngày càng nhiều dữ liệu sinh trắc học từ người Mỹ, chẳng hạn như TikTok, thu thập dữ liệu nhận dạng khuôn mặt người dùng thông qua các bộ lọc và trò chơi. Do đó, bà nhắc nhở rằng cần chú ý đến việc ĐCSTQ thu thập dữ liệu sinh trắc học nhạy cảm của người Mỹ thông qua việc triển khai các công nghệ khác nhau ở Mỹ.

Bà lấy ví dụ về thiết bị Flowtime, một chiếc tai nghe công nghệ thần kinh do công ty Hangzhou Enter Electronic Technology (tại Hàng Châu) của Trung Quốc sản xuất. Công ty đã bán hàng chục nghìn mũ bảo hiểm cho Tập đoàn lưới điện Trung Quốc (State Grid Corporation of China) được trang bị cảm biến điện não đồ (EEG) đo mức độ mệt mỏi của công nhân và hoạt động sóng não khác theo thời gian thực trong khi làm việc. Hiện tại  Enter Electronic Technology hiện đã tích lũy được hàng triệu bản ghi dữ liệu EEG thô từ các cá nhân trên khắp thế giới, cùng với thông tin cá nhân, thiết bị và việc sử dụng ứng dụng của họ.

Bà chỉ ra rằng ĐCSTQ lan rộng ảnh hưởng của mình thông qua các nền tảng như TikTok, thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân và sinh trắc học của công dân Mỹ, và mong chờ một ngày nó có thể phát triển vũ khí tấn công trực tiếp hoặc hủy diệt tư tưởng của con người. Những điều này thuộc phạm trù chiến tranh nhận thức.

Để ngăn chặn các tổ chức nước ngoài như vậy thu thập thông tin người Mỹ, bà Farahany đề xuất rằng các nước phương Tây cần cung cấp cho công chúng thông tin cụ thể về quyền công dân và các rủi ro an ninh quốc gia, đồng thời nâng cao nhận thức của công chúng về các rủi ro liên quan đến nền tảng kỹ thuật số và thiết bị công nghệ thần kinh.

Bà nói: “Việc giáo dục người dùng về những mối nguy hiểm tiềm ẩn và nâng cao hiểu biết về kỹ thuật số, sẽ giúp các cá nhân đưa ra quyết định sáng suốt về các tình huống trực tuyến và việc sử dụng thiết bị của họ.”

Ngày càng có nhiều thông tin công khai cho thấy, quân đội Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các hoạt động trong lĩnh vực tác chiến nhận thức, bao gồm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) như phần mềm, phần cứng giống não bộ và quá trình ra quyết định.

NATO chia chiến tranh thành năm lĩnh vực hoạt động riêng biệt: trên không, trên bộ, trên biển, không gian và mạng, trong khi chiến tranh nhận thức được gọi là tầng tác chiến thứ sáu, tương ứng với “lĩnh vực con người”. Thông qua “vũ khí hóa khoa học não bộ”, “các lỗ hổng trong não bộ con người” được sử dụng để “tấn công các cá nhân” nhằm thực hiện “kỹ thuật xã hội” phức tạp hơn.

Ông Nathan Beauchamp-Mustafaga, chuyên gia về Trung Quốc tại RAND Corporation, cho biết quân đội Trung Quốc muốn “định hình và thậm chí kiểm soát” khả năng tư duy nhận thức và ra quyết định của kẻ thù, từ các chiến dịch thông tin sai lệch đến vũ khí hiện đại nhắm mục tiêu vào não, “chiến tranh não bộ” đang nhanh chóng trở thành hiện thực.

Như một biện pháp phòng ngừa, Chính phủ Mỹ đã đưa vào danh sách đen các tổ chức nghiên cứu và công ty của Trung Quốc tham gia vào các hoạt động nguy hiểm như vũ khí điều khiển bằng não và “hỗ trợ các quá trình công nghệ sinh học cho mục đích quân sự của Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Bà Farahany nói, khía cạnh đáng lo ngại nhất của chiến tranh nhận thức là sự phát triển của vũ khí kiểm soát não.

Các nhà khoa học do Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc tài trợ đã công khai kêu gọi ĐCSTQ đầu tư vào khoa học não bộ quân sự (MBS), nghiên cứu về tác động hủy diệt của các loại vũ khí khác nhau đối với mô não và phát triển vũ khí giao thoa sóng não và siêu âm. Họ cho rằng bộ não là “‘cơ quan đầu não’ của cơ thể con người” và vũ khí “tấn công chính xác vào ‘cơ quan đầu não'” sẽ sớm trở thành “một trong những chiến lược hiệu quả nhất để phân định thắng bại trên chiến trường”.

Bà Farahany là tác giả của một cuốn sách mới, “Trận chiến não bộ“ (The Battle for Your Brain). Bà nói rằng dữ liệu não bộ con người rất nhạy cảm và có thể được sử dụng để giải mã và suy luận các đặc điểm liên quan mật thiết đến bản sắc cá nhân, cảm xúc và tình cảm, ý định, ký ức và thậm chí cả hệ tư tưởng. Do đó, là một phần của đạo đức và luân lý, việc nghiên cứu và ứng dụng bộ não con người phải đạt được sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, và việc nghiên cứu bộ não không được phép xâm phạm quyền tự do tư tưởng của công chúng.

Bà viết: “Giải quyết chiến tranh nhận thức đòi hỏi một cách tiếp cận nhiều mặt, vượt ra ngoài việc cấm các ứng dụng như TikTok. Chúng ta cần hành động nhanh chóng để đảm bảo quyền và chuẩn mực toàn cầu của các cá nhân, và cả việc đảm bảo quyền tự do nhận thức của họ.

Cuộc đấu tranh cho tư tưởng của chúng ta đòi hỏi một chiến lược tổng hợp, dài hạn, kết hợp các quyền, chính sách, công nghệ, giáo dục và hợp tác quốc tế. Khuyến khích đối thoại cởi mở và minh bạch giữa chính phủ, khu vực tư nhân và công dân, sẽ củng cố niềm tin và thúc đẩy sự hiểu biết chung về cuộc chiến não bộ người.

Bằng cách hành động ngay bây giờ, chúng ta có thể xây dựng hệ thống phòng thủ mạnh mẽ chống lại các mối đe dọa đang gia tăng đối với tự do nhận thức và toàn vẹn quốc gia của chúng ta, đặt nền tảng về quyền tự do suy nghĩ cho các thế hệ tương lai.”

Theo Lâm Yến, Epoch Times

Lâm Yến

Published by
Lâm Yến

Recent Posts

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

2 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

9 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

11 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

18 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

37 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

55 phút ago