Trong một bài phát biểu kèm phần hỏi đáp được đăng trên mạng xã hội hôm 24/5 về chiến tranh Ukraine, giáo sư John Mearsheimer, người nổi tiếng vì nhiều phân tích và phán đoán của mình, đã có một số phân tích và bình luận mới nhất về tình hình đang diễn ra. Trong phần hỏi đáp, ông nói rằng người Ukraine cố ý lôi kéo Mỹ lún sâu vào chiến tranh bằng cách dùng vũ khí Mỹ tấn công vào Điện Kremlin hoặc nơi nào đó bên trong lãnh thổ Nga. Họ cố ý làm trái với mong muốn của Mỹ, để đạt mục đích riêng của mình.
Phút 1:13:8:
“Tôi nghĩ rằng mối nguy thật sự của [việc đưa cho Kyiv] máy bay F-16, đó là Ukraine sẽ dùng chúng để tấn công vào các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.
Đó là leo thang [chiến tranh] thật sự rồi.
Rõ ràng Tổng thống Biden đã nói rõ… không tấn công vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Hiển nhiên [Ukraine] đã hứa.
Nhưng mà tôi không cho rằng họ sẽ thực hiện lời hứa đó đâu. Bởi vì, như mọi người đều biết, những người Ukraine đó họ có lợi ích rất sâu vào việc lôi kéo [người Mỹ] chúng ta vào cuộc chiến tranh này.
Các bạn hiểu chứ, ví như các bạn ở vị trí người Ukraine, các bạn sẽ muốn lôi người Mỹ dấn sâu vào để bảo vệ các bạn.
Ông Biden chắc chắn hiểu rõ điều này, và cả các cố vấn của ông ta nữa, cũng đều cố gắng phản đối điều đó.
Nhưng mà, đây là một vấn đề rất lắt léo.
Bởi vì [người Mỹ] chúng ta không thể cắt đứt và bỏ đi là xong.
Chúng ta sẽ làm gì khi Ukraine bắt đầu dùng F-16 tấn công Điện Kremlin hay các vị trí bên trong lãnh thổ Nga?
Chúng ta sẽ nói thế này sao: “Được rồi, chúng tôi bỏ đi, mặc kệ, và các vị [Ukraine] tự mình đi thôi!”
Tất nhiên không thể làm vậy.
Chúng ta sẽ gặp họ và bảo họ đừng làm thế nữa!
Như vậy một cách từ từ nhưng chắc chắn, chúng ta sẽ bị lôi vào lún sâu vào.”
Trong phần thuyết trình trước khi diễn ra phần hỏi đáp, giáo sư có nói về cuộc chiến từ khi diễn ra đã có một số diễn biến mới.
Trong đó có chi tiết liên quan đến chủ đề cụ thể này.
Ban đầu, trước cuộc chiến, Hoa Kỳ chỉ coi Ukraine là bàn đạp để tiến hành chiến tranh chống Nga, nghĩa là họ không quá coi trọng vai trò của chính quyền Kyiv. Dù sao đi nữa, trước khi cuộc chiến nổ ra, Hoa Kỳ cũng không coi Nga là một nguy cơ đối địch từ bên ngoài.
Lúc đó, nguy cơ đối địch của Hoa Kỳ chỉ là Trung Quốc. Hoa Kỳ không thật sự coi Nga là nguy cơ đối đầu. Các tuyên truyền rằng Nga là tà ác và xấu xa, đặc biệt là trong quan hệ với Ukraine, là do Hoa Kỳ buộc phải tìm cách đổ lỗi cho vụ đảo chính 2014 cho một người khác. Hoa Kỳ không thể tự nhận mình chính là nguyên nhân kích động dẫn đến sự vụ Maidan ở Kyiv năm đó. Do đó cần phải có một ai đó phải ‘chịu trách nhiệm’ về nội chiến 2014–2022 ở Ukraine, và đó chính là Nga. Theo giáo sư, thì về bản chất, Hoa Kỳ không coi Nga là nguy cơ đối địch của mình.
Tuy nhiên, theo diễn biến cho đến hôm nay, một số lợi ích của Hoa Kỳ đã trở nên gắn chặt hơn vào cuộc chiến này.
Một mặt, vai trò của chính quyền Kyiv đối với chính quyền Biden đã có những biến đổi nhất định. Hoa Kỳ cần có thành tích của chính quyền Kyiv này.
Một mặt khác, cuộc chiến đã thực sự đẩy Nga trở thành đối địch với Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ đang trên con đường coi Nga trở thành thế lực thù địch.
Trong bối cảnh đó, chính quyền Kyiv đã đi nước cờ dùng vũ khí Mỹ tấn công vào lãnh thổ Nga, bất chấp rằng điều đó không được Hoa Kỳ đồng ý, chính là để kéo Hoa Kỳ lún sâu hơn vào cuộc chiến này. Tất cả là do tư lợi của Kyiv.
John Joseph Mearsheimer, 76 tuổi, là một học giả về chính trị, giáo sư Đại học Chicago. Ông nổi tiếng vì học thuyết hiện thực tấn công, điều ông phát triển sau nhiều thập kỷ nghiên cứu chính trị quốc tế của mình. Khi phân tích tình huống và diễn biến, ông đặt trọng tâm vào các siêu cường, vào mong muốn của họ, năng lực của họ, và cách họ sẽ lựa chọn để đạt được mong muốn của mình.
Bằng lối phân tích như vậy, ông đã dự kiến chiến tranh Ukraine sẽ xảy ra từ 7 năm trước khi nó diễn ra, vì theo ông, diễn biến lợi ích của các siêu cường sẽ có khả năng rất cao dẫn đến như vậy.
Trong bài phát biểu trong video trên, có câu hỏi đặt ra rằng liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có lựa chọn nào khác là không xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022 hay không. Thì giáo sư trả lời chắc chắn rằng ông Putin đã không còn lựa chọn nào khác.
Ông dẫn chứng về một trong những cố gắng cuối cùng của ông Putin, đó là bức thư ông Putin 27/12/2021 gửi cho Hoa Kỳ, để tìm giải pháp hóa giải vấn đề Ukraine. Nhưng Tổng thống Biden hiếu chiến đã từ chối, kiên quyết muốn biến Ukraine trở thành căn cứ quân sự sát nách Nga.
Tuy nhiên, giáo sư cũng khẳng định rằng học thuyết không bao giờ phản ánh được toàn bộ thực tế. Ông gọi học thuyết là “phiên bản đơn giản hóa của thực tiễn phức tạp.” Cho nên ông cũng thừa nhận rằng nhận định và phán đoán của ông có thể có lúc sai lầm. Trong video nói trên, ông cho rằng ông phân tích và phán đoán của ông đúng ở tỷ lệ 75%.
–o0o–
Theo Wikipedia, Giáo sư John J. Mearsheimer sinh ngày 14/12/1947) là một giáo sư Hoa Kỳ về khoa học chính trị tại đại học Chicago. Ông là một lý thuyết gia về quan hệ quốc tế. Ông được biết đến nhiều qua cuốn sách 2001 về chủ nghĩa tân hiện thực thế công, Thảm kịch của chính trị siêu cường, Mearsheimer cũng cùng viết với Stephen Walt, cuốn sách bán rất chạy Nhóm lợi ích Do thái và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ (2007). Cuốn sách 2011 của ông Tại sao các lãnh tụ lại nói dối: Sự thật về nói láo trong chính trị quốc tế, theo cuộc phỏng vấn với báo The Boston Globe, bài học của cuốn sách: “Nói dối một cách chọn lọc, nói dối cho giỏi, và sau cùng làm cho thật giỏi.”
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…
Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…
Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…