Hàng nghìn người Ấn Độ bị tiêm vắc-xin COVID-19 giả chứa nước muối?

Có ít nhất 14 người đã bị bắt và một bệnh viện tư nhân tại Ấn Độ bị cảnh sát phong tỏa để thực hiện cuộc điều tra về một cáo buộc lừa đảo tiêm vắc-xin giả, trong đó có thể đã gây ra tác động tiêu cực đến hàng nghìn người dân tại quốc gia Nam Á này.

Ảnh minh họa: (Par Akella Srinivas Ramalingaswami/Shutterstock)

Quan chức cấp cao Vishal Thakur thuộc sở cảnh sát Mumbai nói rằng: “Họ đã sử dụng nước muối và tiêm cho người dân”, trong đó đề cập đến cáo buộc lừa đảo tiêm vắc-xin giả. “Họ đang làm điều này tại mỗi địa điểm tiêm vắc-xin giả mà họ lập ra”.

Ông cho biết có khoảng 2.500 người đã phải tiêm vắc-xin COVID-19 giả ở 12 địa điểm gần Mumbai. Các báo cáo chỉ ra rằng những tổ chức điểm tiêm chủng bao gồm các chuyên gia y tế, và họ đã tính phí từ 10 cho đến 17 USD cho mỗi liều vắc-xin.

Ông Thakur cho hay: “Chúng tôi đã bắt giữ các bác sĩ. Họ đang sử dụng một bệnh viện sản xuất giấy chứng nhận, lọ, ống tiêm giả”.

Trong một cuộc họp báo, ủy viên cảnh sát liên hợp của Mumbai Vishwas Nangre Patil cho biết rằng nhiều người có thể bị bắt giữ trong quá trình điều tra, đồng thời lưu ý rằng nhiều người trong số đó “đã thú nhận” việc sử dụng nước muối.

Một cư dân trong hợp tác xã nhà ở, nơi sử dụng vắc-xin giả nói với News18 như sau: “Không ai trong số các thành viên của chúng tôi mắc bất kỳ triệu chứng nào và chúng tôi còn phải trả tiền nữa. Vào thời điểm đó, chúng tôi đã nghi ngờ điều này”.

Một thành viên khác của hợp tác xã nói với News18 rằng: “Chúng tôi thực sự muốn biết những gì đã được tiêm vào cơ thể của chúng tôi. Sáu thành viên trong gia đình tôi đã tiêm vắc-xin. Sẽ như thế nào nếu có điều gì xảy ra với tất cả chúng tôi? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm?”

Vào tháng 6/2021, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố một đợt tiêm vắc-xin để phân phối miễn phí hàng triệu liều cho các bang. Theo dữ liệu do Đại học Johns Hopkins cung cấp, có khoảng 4,5% dân số/hơn 1 tỷ người của Ấn Độ đã được tiêm chủng cho đến nay.

Trong khi đó, Ấn Độ đã báo cáo hơn 400.000 ca tử vong do COVID-19, theo trường đại học này. COVID-19 là căn bệnh do virus Trung cộng gây ra.

Bên cạnh đó, các thử nghiệm về vắc-xin do công ty Bharat Biotech của Ấn Độ sản xuất cho thấy loại vắc-xin này đạt hiệu quả 93,4% đối với các triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19, theo một tuyên bố của công ty đưa ra hôm 3/7 vừa qua.

Dữ liệu chỉ ra rằng vắc-xin này có tỷ lệ bảo vệ chống lại biến thể Delta ở mức 65,2%. Loại biến thể này được xác định lần đầu ở Ấn Độ, dẫn đến sự gia tăng số ca nhiễm bệnh vào tháng 4 và tháng 5, cũng như số tử vong hàng ngày cao nhất thế giới.

Ấn Độ đã sử dụng vắc-xin AstraZeneca được sản xuất trong nước bởi Viện Huyết thanh Ấn Độ. Vào tháng trước, viện này cho biết rằng họ có kế hoạch tăng sản lượng hàng tháng từ tháng 7 lên gần 100 triệu liều. Bharat Biotech hiện ước tính sẽ tạo ra 23 triệu liều/tháng.

Theo The Epoch Times,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

3 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

6 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

7 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

8 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

11 giờ ago