Cách đây vài hôm, một chuyên gia về virus người Anh cho rằng vắc-xin do Trung Quốc phát triển không thể thực sự chống lại được virus COVID-19. Một số nhà y tế thậm chí còn nói rằng việc tiêm vắc-xin trên quy mô lớn mà hiệu quả quá thấp có thể tạo nên sự phát triển của một loại virus biến thể.

p2898621a784336585
Hình ảnh tiêm vắc-xin COVID-19 tại Hồng Kông (Nguồn: Phòng Thông tin Chính phủ Hồng Kông).

Theo trang Daily Mail của Anh đưa tin, Chile triển khai tiêm chủ yếu vắc-xin Trung Quốc cho toàn dân, tuy nhiên dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại nước này lại diễn biến nghiêm trọng hơn. Bài báo trích dẫn phân tích và các chuyên gia y tế chỉ ra rằng việc tỷ lệ lây nhiễm bệnh gần đây của Chile tăng lên chứ không phải là giảm đi, như gửi một cảnh báo đến thế giới rằng ngay cả khi một kế hoạch tiêm chủng quy mô lớn được thực hiện thành công, vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc quá yếu để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Báo cáo dẫn lời Ian Jones, một nhà virus học từ Đại học Reading, Vương quốc Anh, nhận xét: “Vắc-xin (Trung Quốc) được sản xuất rất nhanh, nhưng các protein của virus mà chúng chứa lại không liên quan gì đến tác dụng bảo vệ của chúng. Thực tế, sau khi bạn tiêm chủng, có một phần rất lớn đều đã lãng phí.”

Ông Jones nhấn mạnh, vắc-xin COVID-19 được phát triển ở Trung Quốc là vắc-xin bất hoạt, loại vắc-xin này thiếu tính đặc hiệu, khi tiêm vào cơ thể người sẽ khiến hệ thống miễn dịch của con người tiết ra nhiều kháng thể. Tuy nhiên, những kháng thể này không thể giúp con người chống lại virus COVID-19 thực sự.

Bốn loại vắc-xin được chính quyền Bắc Kinh phê duyệt cho đến nay vẫn chưa được Tổ chức Y tế Thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp; đồng thời, các nhà sản xuất vắc-xin Trung Quốc cũng chưa công bố dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III đầy đủ của họ. Tuy nhiên, do nền kinh tế và các công nghệ liên quan kém phát triển, hàng chục quốc gia đang phát triển vẫn đặt mua vắc-xin Trung Quốc sản xuất và bắt đầu tiêm chủng quy mô lớn, trong đó có những quốc gia có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng như Brazil và Chile.

Số trường hợp được xác nhận đã tăng vọt sau khi Chile tiêm chủng hàng loạt

Theo dữ liệu, Chile đã đặt mua tổng cộng 60 triệu liều vắc-xin Coronavac do công ty Sinovac Trung Quốc sản xuất. Quốc gia này hiện có 40% dân số được tiêm phòng COVID-19, và phần lớn trong số họ được tiêm phòng vắc-xin của Sinovac. Tuy nhiên, kể từ giữa tháng Hai, số trường hợp lây nhiễm được xác nhận ở Chile tiếp tục tăng cao, khiến hơn 80% đất nước bị phong tỏa trở lại. Theo số liệu nghiên cứu do Đại học Chile công bố gần đây, sau liều vắc-xin Sinovac đầu tiên, người tiêm vắc-xin chỉ có 3% tác dụng bảo vệ, sau hai tuần tiêm vắc-xin liều thứ hai, hiệu quả bảo vệ chỉ có thể tăng lên 56,5%.

Trong khi tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin Pfizer và Modena ở Hoa Kỳ lần lượt đạt 95% và 94%, còn vắc-xin AstraZeneca ở Vương quốc Anh có thể gây ra các trường hợp huyết khối hiếm gặp có tỷ lệ hiệu quả là 79%.

Theo báo cáo của Daily Mail, ít nhất 53 quốc gia trên thế giới đã mua vắc-xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất, trong đó phần lớn là các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, châu Phi và Đông Nam Á. Chủ yếu là do các quốc gia này thiếu thiết bị bảo quản đặc biệt, nên đành chọn loại vắc-xin rẻ tiền của Trung Quốc vì chúng dễ bảo quản hơn.

Vào ngày 16/4, báo cáo của VOA cũng chỉ ra rằng loại vắc-xin nội địa mà chính quyền Bắc Kinh đang quảng cáo mạnh mẽ chỉ có khả năng bảo vệ khoảng 50-79%. Một người trong ngành y thẳng thắn cho biết do vắc-xin của Trung Quốc quá yếu, ông rất lo lắng sau khi tiêm chủng quy mô lớn có thể sinh ra một loại virus biến thể, điều này sẽ trở thành lỗ hổng trong công tác phòng chống dịch bệnh toàn cầu trong tương lai.

Mồi nhử “visa vắc-xin” của Trung Quốc

Trên thực tế, Trung Quốc không chỉ ép buộc xúc tiến kế hoạch tiêm chủng quy mô lớn đối với vắc-xin sản xuất trong nước, mà còn tích cực bán vắc-xin nội địa của mình cho gần 70 quốc gia. Gần đây, chính quyền Bắc Kinh đã sử dụng “sự thuận tiện của thị thực” như một miếng mồi để khuyến khích những người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh vào Trung Quốc vì lý do công việc chấp nhận tiêm vắc-xin Trung Quốc.

Bình luận của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ chỉ ra rằng chính sách “thuận tiện về thị thực” mà chính quyền Cộng sản Trung Quốc đưa ra thực sự là một động lực lớn đối với những doanh nhân phải đến Trung Quốc thường xuyên, nhưng nó cũng khiến một số doanh nhân rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan “muốn có tiền hay muốn có mạng sống”.

Vương Quân, Vision Times

Xem thêm: